Zhangixalus feae

Ếch cây phê

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lai Châu (Sìn Hồ), Điện Biên (KBTTN Mường Nhé), Lào Cai (VQG Hoàng Liên, KBTTN Bát Xát), Sơn La (Thuận Châu), Hòa Bình (Hang Kia-Pà Cò, KBTTN Thượng Tiến), Nghệ An (KBTTN Pù Hoạt), Kon Tum (Kon Plong, KBTTN Ngọc Linh), Đắk Lắk (VQG Chư Yang Sin) (Luu et al. 2014, Phạm Thế Cường và cs. 2015).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

560

Độ cao ghi nhận cao nhất

1400

Thế giới

Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào (Frost 2022).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Ở Việt Nam, loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Kon Tum và Đắk Lắk; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn rừng để canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch; loài này là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán làm sinh vật cảnh, ước tính quần thể thể đã bị suy giảm khoảng hơn 30% trong 20 năm trở lại đây (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài bắt gặp ở sinh cảnh rừng thứ sinh với nhiều cây bụi và cây gỗ., thường gặp trên các cành cây cao khoảng 2-3 m so với mặt đất, quanh các vũng nước hoặc dọc các suối vừa và nhỏ trong rừng.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao

Đặc điểm sinh sản

Con cái có thể đẻ được khoảng 400 trứng, trứng được bọc trong các nang mềm trắng đục, bên ngoài bao phủ lớp bọt.

Thức ăn

Các loại côn trùng.

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường, xâm lấn đất rừng và phát triển du lịch. Loài này còn bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Kiểm soát, hạn chế săn bắt phục vụ buôn bán làm sinh vật cảnh. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Boulenger G.A. (1893). Concluding report on the reptiles and batrachians obtained in Burma by Signor L. Fea dealing with the collection made in Pegu and the Karin Hills in 1887-88. Annali del Museo Civico di Storia Naturale di Genova, 2(13): 304-347.
Đậu Quang Vinh và Nguyễn Văn Sáng (2013). Đa dạng thành phần loài và sự phân bố theo độ cao của họ ếch cây Rhacophoridae tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Trang: 894-897. Trong: Báo cáo Hội nghị Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5. NXB Nông nghiệp.
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2017). Rhacophorus feae. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T58948A63881984. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T58948A63881984.en. Accessed on 10 February 2023.
Luu Q.V., Le C.X., Do H.Q., Hoang T.T., Nguyen T.T., Bonkowski M. & Ziegler T. (2014). New records of amphibians from Thuong Tien Nature Reserve, Hoa Binh Province, Vietnam. Herpetology Notes, 7: 51-58.
Orlov N.L., Lathrop A., Murphy R.W. & Ho T.C. (2001). Frogs of the family Rhacophoridae (Anura: Amphibia) in the northern Hoang Lien Mountains (Mount Fan Si Pan, Sa Pa District, Lao Cai Province), Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 8(1):17-44.
Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường và Ngô Ngọc Hải (2015). Đa dạng các loài Ếch cây (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) ở tỉnh Hoà Bình. Trang: 498-503. Trong: Báo cáo Hội nghị Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Dữ liệu bên ngoài