Xanthocyparis vietnamensis

Bách vàng việt

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Cao Bằng (Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ), Tuyên Quang (Na Hang).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1.100 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.400 m

Thế giới

Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang. Sinh cảnh sống bị chia cắt và suy thoái do tác động của việc mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch. Loài này bị khai thác quá mức lấy gỗ và làm đồ mỹ nghệ. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường mọc ở sườn gần đỉnh và các dông núi trong tầng thứ hai của rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi đá thấp, ở độ cao 1.100-1.400 m. Tái sinh tự nhiên hiếm, cây con chiếm khoảng 10-15 % tổng số cây (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa ra nón và thụ phấn vào tháng 4-5, nón chín và hạt được phóng thích vào tháng 11-12. Hiếm gặp cây tái sinh tự nhiên từ hạt.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ Bách vàng việt có chất lượng cao vì có dầu thơm, không bị mối mọt, dễ chế biến được dùng đóng đồ mộc và làm hàng mỹ nghệ.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác quá mức lấy gỗ và làm hàng mỹ nghệ. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp và cháy rừng.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục I CITES và Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Kiểm soát việc khai thác trái phép, phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên. Tiến hành ươm trồng bảo tồn nhân tạo và phát triển loài.

Tài liệu tham khảo

Averyanov L.V., Nguyen H.T. & Nguyen K.S. (2015). Mapping and assessement of Xanthocyparis vietnamensis subpopulations in Cao Bang, Ha Giang and Lang Son provinces (Vietnam). Report to the Rufford Small Grant for Nature Conservation, 68 pp.
Averyanov L.V., Nguyen H.T., Phan L.K., Harder D.K. (2002). The history of discovery and natural habitat of Xanthocyparis vietnamensis (Cupressaceae). Turczaninowia, 5(4): 31-39.
Farjon A., Nguyen H.T., Daniel K.H., Phan L.K., Averyanov L.V. (2002). A new genus and species in Cupressaceae (Coniferales) from Northern Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon, 12: 179-189.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 65-66.
Regalado J.C., Phan L.K., Nguyen H.T., To T.V. & Averyanov L.V. (2006). The Vietnamese Golden Cypress (Xanthocyparis vietnamensis). Conservation Status Assessment (CSA) and Conservation Action Plan (CAP). FFI, Hanoi. [http://www.globaltrees.org/downloads/ Xanthocyparis-CSA-final.pdf]. Accessed on 14 Feb 2007.
Thomas P. (2013). Xanthocyparis vietnamensis. The IUCN Red List of Threatened Species 2013: e.T44028A2991576. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T44028A2991576.en. Accessed on 12 November 2023.

Dữ liệu bên ngoài