Vatica mangachapoi

Táu duyên hải

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bà Rịa - Vũng Tàu (Bình Châu - Phước Bửu), Khánh Hoà (Cam Ranh), Thừa Thiên Huế

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Brunei, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Táu duyên hải phân bố ở rừng nửa rụng lá trên đất cát ven biển 3 địa điểm thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do hoạt động canh tác nông - lâm nghiệp, ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi của thời tiết (khô nóng, hạn hán). Loài bị khai thác lấy gỗ; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Táu duyên hải phân bố ở rừng nửa rụng lá trên đất cát ven biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Táu duyên hải ra hoa, quả hằng năm. Thời điểm bắt đầu từ giữa tháng 6, nở rộ vào đầu và giữa tháng 7; sau đó, ra hoa rải rác kéo dài đến cuối tháng 9. Mùa quả chín bắt đầu tháng 8 nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn giữa tháng 8 đến giữa tháng 9.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ sử dụng trong xây dựng và đóng đồ. Cây sử dụng để trồng lấy gỗ và đặc biệt là trồng phòng hộ ven biển trên đất cát.

Mối đe dọa

Mất sinh cảnh sống.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Đã được nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề xuất

Cần có biện pháp bảo tồn các quần thể Táu duyên hải tại các khu vực có phân bố tự nhiên: KBTTN Bình Châu - Phước Bửu và khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa). Nghiên cứu nhân giống và trồng loài Táu duyên hải phục vụ trồng rừng phòng hộ ven biển, nhất là các vùng đất cát duyên hải Nam Trung Bộ.

Tài liệu tham khảo

Ashton P. (1998). Hopea reticulata. The IUCN Red List of Threatened Species 1998: e.T33393A9776515. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1998.RLTS.T33393A9776515.en.
Ashton P.S. (2004). Dipterocarpaceae. In: Soepadmo E., Saw L.G. and Chung R.C.K. (eds). Tree Flora of Sabah and Sarawak: 63-388. Forest Research Institute Malaysia, Kuala Lumpur, Sabah Forestry Department, Sandakan and Sarawak Forestry Department, Kuching.
Chua L.S.L., Suhaida M., Hamidah M. & Saw L.G. (2010). Malaysia Plant Red List: Peninsular Malaysian Dipterocarpaceae. Research Pamphlet No. 129. Forest Research Institute Malaysia.
Guzman D., Umali E.D., and Sotalbo E.D. (1986). Dipterocarps and non Dipterocarps. Guide to Philippinese Flora and Fauna: 1-73. JMC Press Incorporated, Manila.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Cây họ Dầu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 100 trang.
Nguyễn Hợi, Lê Thái Hùng & Hồ Đăng Nguyên (2022). Đánh giá phẩm chất hạt giống và khả năng nhân giống hữu tính loài Táu duyên hải tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp, 6(2). 3075-3083.
Pooma R., Barstow M. & Newman M. (2017). Vatica mangachapoi. The IUCN Red List of Threatened Species 2017: e.T32461A2819415. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017- 3.RLTS.T32461A2819415.en
Smitinand T., Vidal J.E. & Pham H.H. (1990). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 25. Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris, pp. 3-123.
Li X.W., Li H.W., Li J. & Ashton P.S. (2007). Dipterocarpaceae. Pp. 48-54. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong D.Y. (Eds.). Flora of China. Vol. 12. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.

Dữ liệu bên ngoài