Phân loại
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang (Tây Yên Tử), Lạng Sơn (Mẫu Sơn) Quảng Ninh (Yên Tử, Đồng Sơn-Kỳ Thượng) (Böhme et al. 2005, Bernardes et al. 2017, 2020).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
181
Độ cao ghi nhận cao nhất
980
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 1.500 km2; số địa điểm ghi nhận phân bố là 3; loài này là đối tượng bị săn bắt làm dược liệu và buôn bán làm sinh vật cảnh; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác than, khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõĐộ phong phú: Hiếm gặp, chỉ gặp một số lượng ít cá thể ở các ao và vũng nước đọng trong rừng thường xanh núi đất thấp vào mùa sinh sản.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này ghi nhận trong rừng thường xanh ở độ cao từ 180-980 m, sinh cảnh là cây gỗ vừa và nhỏ xen tre nứa và cây bụi (Bernardes et al. 2013). Loài này chủ yếu sống trên cạn, dưới các lớp lá mục ẩm, chỉ xuống nước vào mùa sinh sản, các cá thể đực thường xuống nước trước đợi con cái giao phối và đẻ trứng (Bernardes et al. 2013).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi đất
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7, các ổ trứng được tìm thấy xung quanh các vũng nước, dưới các lớp lá mục ẩm, cách mép nước từ 0,5-1,5 m, nòng nọc nhiều giai đoạn khác nhau được tìm thấy dưới các vũng nước (Bernardes et al. 2013, 2017).
Thức ăn
Ăn các loại côn trùng
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt sử dụng làm dược liệu và buôn bán làm sinh vật cảnh.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác than, khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Phụ lục II CITES. Một phần vùng phân bố của loài nằm trong KBTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng (Quảng Ninh) và KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang) nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động đến sinh cảnh sống của loài. Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán loài này ở trong và ngoài nước. Nghiên cứu về phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn. Có thể tiến hành nhân nuôi bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Bernardes M., Le M.D., Nguyen T.Q., Pham C.T., Pham A.V., Nguyen T.T., Rödder D., Bonkowski M. & Ziegler T. (2020). Integrative taxonomy reveals three new taxa within the Tylototriton asperrimus complex (Caudata, Salamandridae) from Vietnam. ZooKeys, 935: 121-164.
Bernardes M., Pham C.T., Nguyen T.Q., Le M.D., Bonkowski M. & Ziegler T. (2017). Comparative morphometrics and ecology of a newly discovered population of Tylototriton vietnamensis from northeastern Vietnam including remarks on species conservation. Salamandra, 53: 451-457.
Bernardes M., Rauhaus A., Michel C., Pham C.T., Nguyen T.Q., Le M.D., Pasmans F., Bonkowski M., & Ziegler T. (2017). Larval development and breeding ecology of Ziegler’s Crocodile Newt, Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui and Nguyen, 2013 (Caudata: Salamandridae), compared to other Tylototriton representatives. Amphibian & Reptile Conservation, 11(1): 72-87.
Bernardes M., Rödder D., Nguyen T.T., Pham C.T., Nguyen T.Q. & Ziegler T. (2013). Habitat characterization and potential distribution of Tylototriton vietnamensis in northern Vietnam. Journal of Natural History, 47: 1161-1175.
Böhme W., Schöttler T. Nguyen T.Q. & Köhler J. (2005). A new species of salamander, genus Tylototriton (Urodela: Salamandridae) from northern Vietnam. Salamandra, 41: 215-220.
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2021). Tylototriton vietnamensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T179063485A176173689. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-3.RLTS.T179063485A176173689.en. Accessed on 12 August 2022.