Phân loại
Tên khoa học
Loài Troides aeacus gồm 5 phân loài: T. aeacus aeacus (C. & R. Felder, 1860), T. aeacus formosanus Rothschild, 1899, T. aeacus malaiianus Fruhstorfer, 1902, T. aeacus insularis Ney, 1905 và T. aeacus szechwanus Okano & Okano, 1983. Ở Việt Nam có 1 phân loài là T. aeacus aeacus.
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (VQG Hoàng Liên), Hà Giang (Đồng Văn), Cao Bằng (VQG Phia Oắc - Phia Đén), Lạng Sơn (KBTTN Hữu Liên), Quảng Ninh (VQG Bái Tử Long), Bắc Kạn (VQG Ba Bể), Tuyên Quang (KBTLSC Lâm Bình - Sinh Long), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo, Trạm ĐDSH Mê Linh), Hà Nội (VQG Ba Vì), Hải Phòng (VQG Cát Bà), Ninh Bình (VQG Cúc Phương), Nghệ An (VQG Pù Mát), Hà Tĩnh (VQG Vũ Quang), Quảng Bình (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền, KBTTN Sao La), Quảng Nam (KBTTN Sông Thanh), Kon Tum (VQG Chư Mom Ray), Gia Lai (KBTTN Kon Chư Răng, VQG Kon Ka Kinh), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Da Teh), Đồng Nai (Định Quán, VQG Cát Tiên). Trước đây loài được ghi nhận ở Bình Định (Qui Nhơn), Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận (Phan Rang), Sài Gòn, tuy nhiên hiện nay không ghi nhận lại.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
50
Độ cao ghi nhận cao nhất
>1000
Thế giới
Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rộng ở các tỉnh từ Bắc tới Nam; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch; quần thể nhỏ, số lượng cá thể ghi nhận rất ít, thường dưới 5 cá thể trong một đợt khảo sát; loài này bị săn bắt và buôn bán làm tiêu bản trưng bày; kích cỡ quần thể bị suy giảm ước tính trên 30% trong vòng 20 năm (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các khu rừng tự nhiên (Monastyrskii 2007, Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ 2008, Tạ Huy Thịnh & cs. 2013).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh núi thấp và cao
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị thu bắt để sưu tầm và buôn bán làm mẫu trưng bày.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch. Quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong phụ lục II của CITES.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát thu bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
Felder C. & Felder R. (1865). Lepidopterologische Fragmente. Wiener entomologische Monatschrift, 4 (4): 225.
Monastyrskii A. (2007). Butterflies of Vietnam: Papilionidae. Vol. 2. Cartographic Publishing House, Hanoi, Vietnam, 126pp + 31 plates.
Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư, Cao Quỳnh Nga & Lê Mỹ Hạnh (2013). Kết quả bước đầu điều tra côn trùng ở khu rừng đặc dụng Phia Oắc – Phia Đén (Nguyên Bình, Cao Bằng). Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ năm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 682-686.
Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ (2008). Phân bố các loài có giá trị bảo tồn ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 308-318.
Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư & Đặng Đức Khương (2013). Điều tra đa dạng côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ năm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 725-734.
Vũ Văn Liên (2014). Species list and conservation priority of butterflies (Lepidoptera, Rhopalocra) in Dong Van karst plateau, Ha Giang province. Tạp chí Sinh học, 36 (4): 444-450.
Vũ Văn Liên, Lê Quỳnh Trang, Christoph L.H., Võ Đình Ba & Bùi Đình Đức (2019). Diversity of swallowtal butterfly species (Rhopalocra, Papilionidae) in three protected areas of Thua Thien-Hue Province. Management of Forest Resources and Environment. Journal of Forestry Science and Technology, 7: 82-87.