Trochalopteron ngoclinhense

Khướu ngọc linh

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Nam Trung Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1480

Độ cao ghi nhận cao nhất

2200

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(i,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Khướu ngọc linh là loài chim định cư, đặc hữu của vùng Tây Nguyên, hiện chỉ ghi nhận ở một vài địa điểm thuộc tỉnh Kon Tum; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 5.000 km2, bị phân mảnh; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản; đôi khi bị săn bắt làm sinh vật cảnh (tiêu chuẩn B1ab(i,iii).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Loài hiện được đánh giá không phổ biến trong vùng phân bố giới hạn nên quần thể dao động trong khoảng từ 1,000-2,499 cá thể trưởng thành, tương đương với 1,500-3,749 cá thể (làm tròn từ 1,500-4,000 cá thể) (IUCN, 2021).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống tại rừng lá rộng thường xanh.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao.

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 3-7, đẻ 2-4 trứng.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm cảnh.

Mối đe dọa

Mất và suy thoái sinh cảnh sống, bị bẫy bắt làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Khướu ngọc linh có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Điều tra quần thể loài tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch bảo tồn loài, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2018). Trochalopteron ngoclinhense. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22728591A131518026. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T22728591A131518026.en. Accessed on 09 November 2022.
Eames J. (2001). On the trail of Vietnam’s endemic babblers. Oriental Bird Club Bulletin, 33: 20-27.
Eames J.C., Kuznetsov A.N., Monastyrskii A.L., Nguyen T.H, Nguyen Q.T. & Ha Q.Q. (2001). A preliminary biodiversity assessment of the Kon Plong Forest Complex, Kon Tum Province, Vietnam. WWF Indochina Programme, Hanoi, 35-76.
Eames J.C., Le T.T. & Nguyen C. (1999). A new species of Laughingthrush (Passeriformes: Garrulacinae) from the Western Highlands of Vietnam. Bulletin of the British Ornithologists’ Club, 119: 4-15.
Le H.M. (2014). Three little-known Vietnamese birds. BirdingASIA, 21: 84-85.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Le M.H. & Richard C. (2016). Notes on the trading of some threatened and endemic species from Vietnam. BirdingAsia, 26: 17-21.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.

Dữ liệu bên ngoài