Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hải Phòng (Cát Bà) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
130
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)+D
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận ở quần đảo Cát Bà, diện tích pham vi phân bố (EOO) khoảng 93 km2, sinh cảnh sống bị chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động phát triển du lịch (tiêu chuẩn B1ab(iii)).Số lượng cá thể trưởng thành < 50, trong các năm gần đây có sự gia tăng do sinh sản (ghi nhận tổng số 67 cá thể vào tháng 10/2019 được chia thành 10-11 đàn) nhưng một số tiểu quần thể bị biệt lập ở các đảo nhỏ (tiêu chuẩn D).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Loài Voọc cát bà chỉ được ghi nhận ở đảo Cát Bà, thuộc Vịnh Lan Hạ (TP. Hải Phòng) ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Việt Nam. Với số lượng khoảng 70 cá thể, diện tích nơi cư trú (AOO) khoảng 22 km².
Xu hướng quần thể
Tăng
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Voọc cát bà sống trong rừng trên núi đá vôi ở độ cao từ mực nước biến đến 130 m, nơi có các hang đá để trú ẩn, thường ngủ trên vách đá vào mùa nóng và trong hang vào mùa lạnh. Mỗi đàn thường bao gồm một con đực trưởng thành, nhiều con cái và con non. Diện tích vùng sống khoảng 22-50 ha tương ứng với các đàn 7 và 13 cá thể (Hendershott et al. 2018).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Tháng 2 đến tháng 4 là những tháng có nhiều cá thể mới sinh nhất. Với thời gian mang thai khoảng 6 tháng, điều này cho thấy thời điểm thụ thai cao điểm là tháng 8, gần cuối mùa mưa. Voọc cát bà được sinh ra với màu sắc lông vàng cam nhạt, sau khoảng một năm đến một năm rưỡi thì đổi sang màu sắc lông của cá thể trưởng thành (Nadler 2020).
Thức ăn
Thức ăn chủ yếu bao gồm lá (83%), hoa (8%), quả (6%) và thân cây (3%) (Đồng Thanh Hải và cs. 2014, Hendershott et al. 2017).
Sử dụng và buôn bán
Trước đây, loài này bị săn bắt để làm dược liệu nhưng hiện tại đã được kiểm soát tốt (Rawson et al. 2020).
Mối đe dọa
Voọc cát bà trước đây bị săn bắt làm thực phẩm và dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch và khai thác lâm sản.Biện pháp bảo tồn:
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nhóm IB Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Quản lý khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Đồng Thanh Hải, Tạ Thị Thuyết Nga & Mai Sỹ Luân (2014). Sinh thái thức ăn của loài vọoc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus Trouessart, 1911) tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2: 133-138.
Hendershott R., Behie A. & Rawson B. (2017). Seasonal Variation in the Activity & Dietary Budgets of Cat Ba Langurs (Trachypithecus poliocephalus). International Journal of Primatology, 38: 613-622.
Hendershott R., Rawson B. & Behie A. (2018). Home range size and habitat use by Cat Ba Langurs (Trachypithecus poliocephalus) in a disturbed and fragmented habitat. International Journal of Primatology, 39(3): 1-20.Lees C., Rawson B.M., Behie A.M., Hendershott R. & Leonard N. (2014). Preliminary Population Viability Analysis of the Critically Endangered Cat Ba Langur (Trachypithecus poliocephalus). IUCN SSC Conservation Breeding Specialist Group, Fauna and Flora International, Hanoi.
Nadler T. (2020). The development of pelage coloration in Cat Ba langurs (Trachypithecus poliocephalus). Vietnamese Journal of Primatology, 3(2): 23-37.
Rawson B.M., Leonard N., Covert H. & Nadler T. (2020). Trachypithecus poliocephalus. The IUCN Red List of Threatened Species: e. T39871A17959804. Accessed on 19 July 2022.
Schwitzer C., Mittermeier R.A., Rylands A.B., Chiozza F., Williamson E.A., Macfie E.J., Wallis J. & Cotton A. (2017). Primates in Peril The World’s 25 Most Endangered Primates 2016-2018.