Trachypithecus margarita

Voọc bạc trường sơn

Suy giảm


Thông tin về hồ sơ loài

Phân hạng bảo tồn

CR

Trích dẫn
Nguyễn Đình Duy, Trịnh Đình Hoàng, Nguyễn Vĩnh Thanh, Hà Thăng Long, 2023. Trachypithecus margarita. Danh lục Đỏ Việt Nam. MM20

Phân bố

Việt nam

Kon Tum (Chư Mom Ray), Gia Lai (A Yun Pa), Đắk Lắk ( Yôk Đôn), Đăk Nông, Khánh Hòa, Lâm Đồng (Lang Biang), Đồng Nai (Cát Tiên), Tây Ninh (Lò Gò-Xa Mát, Núi Bà Đen), Bình Thuận (TaKou), Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

100

Độ cao ghi nhận cao nhất

650

Thế giới

Lào, Campuchia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và làm cảnh. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng và khai thác lâm sản. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80% trong vòng 36 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Rất ít số liệu về tình trạng của loài trên toàn bộ phạm vi phân bố. Có ít nhất 60 cá thể ở KBTTN Takou, tỉnh Bình Thuận (Hoang Minh Duc et al., 2010). Trong khi chúng đã được quan sát thấy ở một số khu vực khác trong vài năm qua bao gồm VQG Cát Tiên (Đồng Nai), VQG Yok Đôn (Đắk Lắk), VQG Chư Mom Ray (Kon Tum), không có số lượng cụ thể được ghi nhận.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các khu rừng đất thấp, nửa thường xanh và thường xanh (Hoang et al. 2010, Tran et al. 2015), ở độ cao từ 100 đến 650 m. Voọc sống thành đàn 4-20 cá thể bao gồm nhiều đực, nhiều cái, có khi đến 60 cá thể (Monge 2016). Diện tích vùng sống khoảng 256 ha, lớn hơn vào mùa khô so với mùa mưa, có thể là do sự sẵn có của nguồn thức ăn (Monge 2016).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản từ tháng 11 đến tháng 5, thời gian mang thai khoảng 196 ngày, mỗi lần sinh một cá thể, bộ lông con sơ sinh màu vàng. Trưởng thành sau 4 năm đối với con cái và sau 4-5 năm đối với con đực. Tuổi thọ trung bình từ 20 - 25 năm, thời gian 1 thế hệ khoảng 10-12 năm (Weigl, 2005).

Thức ăn

Lá non, quả và hoa (Tran et al. 2019).

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán làm sinh vật cảnh (Eudey & Ang 2021).

Mối đe dọa

Voọc bạc trường sơn bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và làm cảnh. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Quản lý khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.

Tài liệu tham khảo

Beyle J., Nguyen V.Q., Hendrie D. & Nadler T. (2014). Primates in the illegal wildlife trade in Vietnam. Pp. 43-50. In: Nadler T. & Brockman D. (ed.), Primates of Vietnam. Endangered Primate Rescue Center, Cuc Phuong National Park, Vietnam.
Eudey A. & Ang A. (2021). Trachypithecus margarita. The IUCN Red List of Threatened Species: e. T39875A17988048. Accessed on 19 July 2022.
Hoang M.D., Covert H.H., Roos C. & Nadler T. (2012). A note on phenotypical & genetic differences of silvered langurs in Indochina (Trachypithecus germaini and T. margarita). Vietnamese Journal of Primatology, 2(1): 47-54.
Monge A.G. (2016). The Socioecology and the Effects of Human Activity on It, of the Annamese Silvered Langur (Trachypithecus margarita) in Northeastern Cambodia. PhD Thesis. School of Archaeology & Anthropology, Australian National University.
Tran V.B., Hoang M.D., Luu H.T., Workman C. & Covert H. (2019). Diet of the Annamese langur (Trachypithecus margarita) (Elliot, 1909) at Takou Nature Reserve, Binh Thuan Province, Vietnam. Raffles Bulletin of Zoology, 67: 352-362.
Weigl R. (2005). Longevity of Mammals in Captivity from the Living Collections of the World. E Schweizerbart’sche Verlagsbuchhandling, Stuttgart. Mammalian Biology, 73: 165-168.

Dữ liệu bên ngoài