Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Hà Giang, Tuyên Quang (Na Hang), Bắc Giang, Cao Bằng (Hạ Lang), Lạng Sơn, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Sơn La (Copia), Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (Pù Huống), Hà Tĩnh (VQG Vũ Quang), Quảng Bình (VQG Phong Nha Kẻ Bàng) (Hecht et al. 2013, Le et al. 2021, Luu et al. 2013, Đậu Quang Vinh và cs. 2015, Phạm Thế Cường và cs. 2015).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
300
Độ cao ghi nhận cao nhất
1500
Thế giới
Trung Quốc, Lào (Frost 2022).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh miền Bắc vào đến Quảng Bình; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch; loài này con bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh; ước tính quần thể bị suy giảm hơn 30% trong vòng 15 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú : Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng thường xanh trên núi đất ở độ cao 300-1500 m, bắt gặp trong hốc cây có nước, cách mặt đất khoảng 0,5 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi .
Đặc điểm sinh sản
Trứng được đẻ trong các hốc cây mục có nước, mỗi ổ trứng có từ 10 đến 30 trứng, được bọc trong lớp màng nhầy trong suốt.
Thức ăn
Các loại côn trùng.
Sử dụng và buôn bán
Loài này là đối tượng bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh do có hình thái kỳ dị và màu sắc đẹp.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản. Ngoài ra loài này còn bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Kiểm soát, hạn chế săn bắt làm sinh vật cảnh. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Boulenger G.A. (1903). Descriptions of three new batrachians from Tonkin. Annals and Magazine of Natural History, 7(12): 186-188.
Đậu Quang Vinh, Thái Cảnh Toàn, Ông Vĩnh An và Nguyễn Kim Tiến (2015). Ghi nhận mới về phân bố Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale (Boulenger, 1903) ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trang: 405-408. Trong: Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
Hecht V.L., Pham C.T., Nguyen T.T., Nguyen T.Q., Bonkowski M. & Ziegler T. (2013). First report on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve, northeastern Vietnam. Biodiversity Journal, 4(4): 507-552.
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2022). Theloderma corticale. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T219709082A219667057. Accessed on 04 January 2023.
Kropachev I.I., Evsyunin A.A. & Orlov N.L. (2013). Extended description and comparative analysis of tadpoles of Theloderma bicolor (Bourret, 1937) and Theloderma corticale (Boulenger, 1903) (Anura: Rhacophoridae: Rhacophorinae) from Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 20(1): 56-60.
Le T.D., Luong M.A., Pham T.C., Phan Q.T., Nguyen L.H.S., Ziegler T. & Nguyen Q.T. (2021). New records and an updated checklist of amphibians and snakes from Tuyen Quang Province, Vietnam. Bonn zoological Bulletin, 70(1): 201-219.
Luu Q.V., Nguyen Q.T., Pham T.C., Dang N.K., Vu N.T., Miskovic S., Michael B. & Ziegler T. (2013). No end in sight? Further new records of amphibians and rep-tiles from Phong Nha-Ke Bang National Park, Quang Binh Province, Vietnam, Biodiversity Journal, 4(2): 285-300.
Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường & Ngô Ngọc Hải (2015). Đa dạng các loài Ếch cây (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) ở tỉnh Hoà Bình. Trang 498-503. Trong: Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
Rauhaus A., Gawor A., Perl R.G.B., Scheld1 S., van der Straeten K., Karbe D., Pham C.T., Nguyen T.Q. & Ziegler T. (2012). Larval development, stages and an international comparison of hus-bandry parameters of the Vietnamese Mossy Frog Theloderma corticale (Boulenger, 1903)(Anura: Rhacophoridae), Asian Journal of Conservation Biology, (1)2: 51-66.
Schmitz A. & Ziegler T. (2012). Larval morphology of two species of the genus Theloderma (Tschudi, 1838) from Vietnam (Anura: Rhacophoridae: Rhacophorinae). Zootaxa, 3395: 59-64.