Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (KBTTN Bát Xát, VQG Hoàng Liên), Lai Châu (Sìn Hồ), Sơn La (Copia, Mường La) (Hoàng Văn Chung và cs. 2016, Phạm Văn Anh và cs. 2018, 2019, Orlov et al. 2002, Poyarkov et al. 2015).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1400
Độ cao ghi nhận cao nhất
1900
Thế giới
Trung Quốc (Frost 2022).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Sơn La. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 6.000 km2; số điểm ghi nhận phân bố là 3; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, chuyển đổi mục đích rừng sang sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, ngoài ra, loài này là đối tượng bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đất.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loại côn trùng.
Sử dụng và buôn bán
Do có hình thù kỳ dị và màu sắc đẹp nên loài này bị săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và phát triển du lịch. Ngoài ra, loài này còn bị săn bắt để buôn bán làm sinh vật cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Kiểm soát, hạn chế săn bắt phục vụ buôn bán làm sinh vật cảnh. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Bourret R. (1937). Notes herpétologiques sur l’Indochine française. XIV. Les batraciens de la collection du Laboratoire des Sciences Naturelles de l’Université. Descriptions de quinze especes ou variétés nouvelles. Annexe au Bulletin Général de l’Instruction Publique. Hanoi, 1937: 5-56.
Hoàng Văn Chung, Phạm Thế Cường, Nguyễn Thiên Tạo (2016). Thành phần loài lưỡng cư bò sát ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Bát Xát, Lào Cai. Trang 41-46. Trong: Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ 3. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2022). Theloderma bicolor. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T59032A98359374. Accessed on 03 January 2023.
Orlov N.L., Murphy R.W., Ananjeva N.B., Ryabov S.A. & Ho C.T. (2002). Herpetofauna of Vietnam, a checklist. Part 1. Amphibia. Russian Journal of Herpetology, 9: 81-104.
Phạm Văn Anh, Hoàng Lê Quốc Thắng, Phạm Thế Cường và Nguyễn Quảng Trường (2019). Đa dạng các loài ếch cây họ Rhacophoridae (Amphibia: Anura) ở tỉnh Lai Châu. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 35(2): 52-58.
Phạm Văn Anh và Nguyễn Quảng Trường (2018). Các loài Ếch cây sần giống Theloderma (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) ở tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 34(1): 4-54.
Poyarkov Jr.N.A.., Orlov N.L., Moiseeva A. V., Pawangkhanant P., Ruangsuwan T., Vassilieva A.B., Galoyan E.A., Nguyen T.T. & Gogoleva S.I. (2015). Sorting out Moss Frogs: mtDNA data on taxonomic diversity and phylogenetic relationships of the Indochinese species of the genus Theloderma (Anura, Rhacophoridae). Russian Journal of Herpetology, 22: 241-280.