Tachypleus tridentatus

Sam ba gai đuôi

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Phân bố dọc ven biển Việt Nam, tập trung ở các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Brunei, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rải rác ở vùng ven biển Việt Nam, tập trung củ yếu ven biển miền Trung. Nơi cứ trú, bãi giống, bãi đẻ của loài này bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động nuôi trồng hải sản ven bờ và ô nhiễm môi trường. Loài sam này bị khai thác cạn kiệt làm thực phẩm, đồ trang trí và xuất khẩu. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 70% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Trước năm 1990, vào khoảng tháng 2 - 4, rất thường gặp Sam con và Sam trưởng thành tập trung ở các bãi cát vùng triều cửa sông và ven biển, phổ biến nhất là ở các tỉnh ven biển miền Trung, diện tích phân bố khoảng 5,001 – 20,000 km2. Trong vòng 10 năm gần đây, khi nghề nuôi trồng hải sản ven bờ phát triển, con người đã xâm hại nơi cư trú của Sam con, đồng thời phá hủy và thu hẹp các bãi đẻ của Sam, ít nhất 20% diện tích. Bên cạnh đó, sam đang bị khai thác rất mạnh cho sử dụng tại chỗ (làm thức ăn, làm đồ trang trí) và xuất đi nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc). Về sản lượng, ước tính trong 10 năm gần đây giảm hơn 70%.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường sống ở vùng biển có độ mặn ổn định, trong môi trường đáy cát pha bùn, thường sống vùi, di chuyển bằng cách bò trên nền đáy.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Giới tính chỉ có thể phân biệt sau 3 năm tuổi. Vào khoảng tháng 3-10,.Sam cái thường đẻ trứng trên những bãi cát và trứng được chôn sâu khoảng 20 cm. Sam cái đẻ vào ổ và sam đực thụ tinh cho trứng. Trứng sam có vỏ dày bao bọc và có đường kính lớn nhất là 4,01mm, thường từ 2,5-3,5 mm. Sau 6-8 ngày ấu trùng của sam lột xác thành sam con giai đoạn đầu tiên, có hình dạng giống con trưởng thành trừ chiều dài đuôi

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy.

Sử dụng và buôn bán

Sam ba gai đuôi có giá trị về dược học. Đã phát hiện trong máu Sam có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng phát hiện độc tố endotoxin của vi khuẩn gram âm rất nhạy, vì vậy được sử dụng làm chất thử thuốc trong sản xuất dược phẩm.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, nuôi trồng thủy sản. Sam đang bị khai thác quá mức làm thực phẩm, đồ trang trí và xuất khẩu.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Giảm cường độ khai thác, không khai thác vào mùa sinh sản. Hạn chế tác động đến sinh cảnh sống của loài.

Tài liệu tham khảo

Laurie K., Chen C.P., Cheung S.G., Do V.T., Hsieh H., John A., Mohamad F., Seino S., Nishida S., Shin P. & Yang M. (2019). Tachypleus tridentatus (errata version published in 2019). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T21309A149768986. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-1.RLTS.T21309A149768986.en. Accessed on 23 April 2023.

Dữ liệu bên ngoài