Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang (Sơn Động: Tây Yên Tử), Đà Nẵng (Bà Nà - Núi Chúa), Hà Tĩnh (Hương Sơn), Hòa Bình (Đà Bắc), Ninh Bình (Cúc Phương), Thái Nguyên (Định Hóa), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
200 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
600 m
Thế giới
Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rải rác ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của khai thác lâm sản. Phá lủa bị khai thác quá mức làm dược liệu. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong khoảng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng kín thường xanh ẩm, ở độ cao từ 200-600 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và mọc cây chồi từ phần gốc thân rễ còn lại sau khi bị cắt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thân rễ sử dụng làm thuốc chữa thấp khớp. Trong thân rễ có chứa diosgenin làm nguyên liệu bán tổng hợp thuốc chống viêm, nội tiết tố và thuốc tránh thai.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị tác động do khai thác lâm sản; loài này bị khai thác quá mức làm dược liệu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Nghiên cứu cập nhật thông tin về phân bố của loài. Bảo tồn và phục hồi quần thể trong tự nhiên. Nhân giống nhằm bảo tồn chuyển chỗ loài này.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam. Tập 8. Bộ Loa kèn – Liliales Perleb. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 478.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 151-152.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.