Stephania cephalantha

Bình vôi hoa đầu

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hòa Bình (Kỳ Sơn), Quảng Ninh (Cẩm Phả)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

300 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

400 m

Thế giới

Trung Quốc, Đài Loan

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Hòa Bình, với số lượng cá thể rất ít vào các năm 1976 và 1980; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của khai thác đá, làm đường, phát triển khu dân cư và canh tác nông nghiệp; loài này bị khai thác làm thuốc; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50 % trong khoảng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cây ưa ẩm, ưa sáng và cũng có thể hơi chịu bóng, nhất là khi còn nhỏ. Rụng lá vào mùa khô. Mọc từ các hốc mùn đá hoặc kẽ đá, lẫn với các cây bụi và dây leo khác ở rừng kín thường xanh, ẩm trên núi đá vôi, ở độ cao 300-400 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 3-4, mùa quả vào tháng 4-7. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, mọc chồi từ các phần còn lại sau khi bị chặt. Tuy nhiên, khả năng tái sinh từ hạt là rất hạn chế.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Củ chứa một alcaloid rất hiếm là cepharanthin, có tác dụng chống ung thư.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của khai thác đá, làm đường, phát triển khu dân cư và canh tác nông nghiệp. Loài này bị khai thác làm thuốc.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Các loài bình vôi thuộc chi Stephania có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Kiểm soát hoạt động khai thác trái pháp luật loài này. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Tiết dê – Mernispermaceae. Trang 140-152. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1137 trang.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, trang 53-54.

Dữ liệu bên ngoài