Stegostoma tigrinum

Cá nhám nhu mì

Suy giảm


Phân loại

Tên phổ thông

Ghi chú

 

Phân bố

Việt nam

Vùng biển từ Quảng Ninh vào đến Kiên Giang.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-62

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Biển Đỏ và Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bd+3bd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá nhám nhu mì bị đánh bắt bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau để làm thực phẩm và lấy vây. Quần thể của loài ước tính suy giảm > 50% trong ba thế hệ (51 năm) do bị khai thác quá mức cả cá thể trưởng thành và cá con, mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường (Dudgeon et al. 2019). Ở vùng biển Việt Nam, loài này rất hiếm gặp, quần thể ước tính bị suy giảm > 50% trong 50 năm qua (tiêu chuẩn A2bd+3bd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Cá nhám nhu mì bị đánh bắt bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau để làm thực phẩm và lấy vây. Quần thể của loài ước tính suy giảm > 50% trong ba thế hệ (51 năm) do bị khai thác quá mức cả cá thể trưởng thành và cá con, mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường (Dudgeon et al. 2019). Ở vùng biển Việt Nam, loài này rất hiếm gặp, quần thể ước tính bị suy giảm > 50% trong 50 năm qua (tiêu chuẩn A2bd+3bd).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Là loài sống đáy ở biển, vùng ven bờ và các rạn đá và san hô, nơi có độ sâu tối đa 62 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Vùng ven bờ và các rạn đá, san hô và vùng nước lợ, nơi có độ sâu tối đa 62m.

Đặc điểm sinh sản

Là loài đẻ trứng, phôi phát triển thông qua hấp thụ noãn hoàng.

Thức ăn

Ăn nhuyễn thể, cá nhỏ và giáp xác (tôm, cua).

Sử dụng và buôn bán

Cá nhám nhu mì được sử dụng làm thực phẩm, vây cá lấy cước có giá trị cao.

Mối đe dọa

Khai thác thủy sản là nguy cơ cao làm suy giảm quần thể của cá nhám nhu mì. Nơi cư trú bị thu hẹp và suy thoái do suy giảm về độ phủ và diện tích các rạn san hô.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Cá nhám nhu mì có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, bảo vệ các rạn san hô cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường ven biển. Tuyên truyền ngư dân về việc không đánh bắt cá nhám nhu mì và thả chúng lại biển khi còn sống. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước.

Tài liệu tham khảo

Dahl R.B., Sigsgaard E.E., Mwangi G., Thomsen P.F., Jørgensen R.D., Torquato F.d.O., Olsen L. & Møller P.R. (2019). The Sandy Zebra Shark: A new color morph of the Zebra Shark Stegostoma tigrinum, with a redescription of the species and a revision of its nomenclature. Copeia, 107(3): 524-541.
Dudgeon C.L., Simpfendorfer C. & Pillans R.D. (2019). Stegostoma tigrinum (amendedversion of 2016 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T41878A161303882. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T41878A161303882.en. Accessed on 21 November 2022.
Phạm Thị Thuỳ Linh (2016). Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng, buôn bán, tiêu thụ, xuất nhập khẩu và quản lý các loài cá mập, cá đuối ở Việt Nam. WWF- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hà Nội, 37 trang.
UNEP (2007). National Reports on Coral Reefs in the Coastal Waters of the South China Sea. UNEP/GEF/SCS Technical Publication No. 11, 118 pp.
Yasook N. (2008). Assessing the Abundance of Demersal Fishery Resources in Southeast Asian Waters. Fish for the People, 6(2): 18-22.

Dữ liệu bên ngoài