Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Phân bố
Việt nam
Lạng Sơn (KBTTN Hữu Liên) (Karube 2016),
Độ cao ghi nhận thấp nhất
67
Độ cao ghi nhận cao nhất
220
Thế giới
Chưa ghi nhận,
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)+2ab(iii); D1
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này chỉ mới ghi nhận ở KBTTN Hữu Liên (tỉnh Lạng Sơn); diện tích phạm vi phân bố EOO < 100 km2, phân bố hẹp, số điểm ghi nhận là 1 (tiêu chuẩn B1 ab(iii)); diện tích vùng cư trú AOO < 10 km2, sinh cảnh sống của loài đã và đang bị suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và ô nhiễm từ khu dân cư (tiêu chuẩn B2ab(iii)); cho đến nay mới ghi nhận được 2 cá thể (tiêu chuẩn D1). Do mức độ ảnh hưởng hiện tại chưa đến mức quá nghiêm trọng, quần thể vẫn có khả năng còn phát triển ở một vài con suối khác trong khu bảo tồn nên phân hạng ở mức EN.
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Martin (1904) mô tả loài này từ Tonkin (miền Bắc ngày nay nhưng không có địa điểm chính xác) dựa trên 1 mẫu con đực duy nhất. Phải tới năm 2009 (sau hơn 110 năm) TS. Matti Hӓmӓlӓinen mới thu được 1 con đực ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Hữu Liên và được Karube (2016) xác định là của loài Siebodius gigas. Số lượng cá thể của loài này mới chỉ có 2 mẫu vật và thông tin về vùng phân bố, hiện trạng quần thể của chúng ở miền Bắc Việt Nam vẫn còn đang ít ỏi.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Karube (2016) không mô tả sinh cảnh của loài nhưng tương tự như các loài trong họ Gomphidae khác, loài S. gigas thường sống ở những con suối rộng, nước chảy chậm quanh năm và xung quanh có nhiều cây rừng phát triển, bao quanh bởi rừng núi đá vôi ở Hữu Liên.
Dạng sinh cảnh phân bố
Con trưởng thành sống ở rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp . Ấu trùng sống ở suối có nước quanh năm.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loại côn trùng nhỏ.
Sử dụng và buôn bán
Chưa có thông tin.
Mối đe dọa
Rừng bị tác động bởi nạn phá rừng và khai thác đá vôi trong khu vực. Các suối ở trong KBTTN Hữu Liên đang bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt của người dân địa phương.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Không.
Đề xuất
Khảo sát kỹ càng các con suối của KBTTN Hữu Liên và một số sinh cảnh rừng núi đá vôi tương tự ở miền Bắc Việt Nam để xác định rõ ràng tình trạng phân bố, số lượng cá thể, quần thể của loài này trong tự nhiên. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài ở KBTTN Hữu Liên.
Tài liệu tham khảo
Karube H. (2016) Additional records of Vietnamese Odonata II – Rediscovery of Sieboldius gigas (Martin, 1904) (Anisoptera: Gomphidae). Tombo, 58: 46-48.
Martin R. (1904). Liste des Névroptères de l’Indo-Chine. In: Auguste, P. (Aut.), Mission Pavie Indo-Chine 1879-1895. Études diverses. III. Recherches sur l’histoire naturelle de l’Indo-Chine orientale. Ernest Leroux, Paris, pp. 204-221.