Shorea falcata

Sao lá cong

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Khánh Hòa (Cam Ranh), Phú Yên (Sông Cầu)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Chưa ghi nhận

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Sao lá cong là loài đặc hữu Việt Nam, mới được ghi nhận có phân bố ở Cam Ranh - Khánh Hòa và Sông Cầu - Phú Yên; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phá rừng để mở rộng các khu đô thị, du lịch và nông nghiệp. Loài bị khai thác quá mức để lấy gỗ sử dụng trong việc đóng thuyền và nhà ở; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 80 % trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sao lá cong phân bố tự nhiên ở rừng nhiệt đới thường xanh, đai thấp, trên các bãi và đụn cát đỏ ven biển cùng một số loài cây chịu khô hạn. Cây có khả năng chịu hạn và tái sinh chồi khá tốt.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 6, mùa quả chín vào tháng 9-10.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Nguồn gen quý, hiếm, là loài đặc hữu của Việt Nam. Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. Cây có khả năng chịu hạn tốt nên có thể sử dụng trồng rừng phòng hộ ven biển.

Mối đe dọa

Hiện nay, môi trường sống của Sao lá cong đang bị suy giảm mạnh do rừng ven biển bị tàn phá, số cây còn lại rất ít nhưng vẫn bị khai thác.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Sao lá cong đã được nghiên cứu để gieo trồng ở Phú Yên.

Đề xuất

Cần có kế hoạch bảo vệ những cây Sao lá cong tại rừng tự nhiên được ghi nhận của Khánh Hòa và Phú Yên. Nghiên cứu bảo tồn, nhân giống và trồng loài Sao lá cong. Nghiên cứu bảo tồn, nhân giống và trồng loài Sao lá cong.

Tài liệu tham khảo

Hoang V.S., Luu H.T. & Rivers M.C. (2018). Shorea falcata. The IUCN Red List of
Threatened Species 2018: e.T33459A2836611. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS.T33459A2836611.en.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Cây họ Dầu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 100 trang.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 442.
Smitinand T., Vidal J.E. & Pham H.H. (1990). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 25. Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris, pp. 3-123.

Dữ liệu bên ngoài