Phân loại
Tên khoa học
Ghi chú về phân loại học: Phân loài ở Việt Nam là Shinisaurus crocodilurus vietnamensis (van Schingen et al. 2016b).
Phân bố
Việt nam
Hiện chỉ ghi nhận ở khu vực rừng trên núi đất thấp ở vùng Đông Bắc Việt Nam (Bắc Giang và Quảng Ninh). Loài này được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2003 (Le & Ziegler 2003).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
180
Độ cao ghi nhận cao nhất
850
Thế giới
Trung Quốc (Quảng Tây).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(ii,iii,iv,v)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Thằn lằn cá sấu ghi nhận ở 4 địa điểm thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính khoảng 2.300 km2; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, khai thác than và xâm lấn đất rừng; loài này cũng là đối tượng bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh trên thị trường trong nước và quốc tế, quần thể ở Việt Nam đã bị suy giảm (tiêu chuẩn B1ab(ii,iii,iv,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
van Schingen et al. (2014b) ước tính số lượng cá thể của hai tiểu quần thể trên dãy Yên Tử khoảng dưới 100 cá thể trưởng thành. Kết quả khảo sát giai đoạn 2010-2015 cho thấy số lượng cá thể đã giảm khoảng 50% ở 3 địa điểm giám sát, số lượng cá thể ước tính vào năm 2015 khoảng 150 cá thể nhưng chỉ có khoảng 50 cá thể trưởng thành (van Schingen et al. 2016a).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống trong rừng thường xanh trên núi đá hoặc núi đất, thường gặp trên cây ven suối (van Schingen et al. 2015a, 2015b, Reinhardt et al. 2019).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Ăn các loài côn trùng, giun đất, nhện (van Schingen et al. 2016c).
Sử dụng và buôn bán
Người dân địa phương bắt và bán cho khách du lịch ở khu vực Yên Tử (Quảng Ninh). Gần đây Thằn lằn cá sấu bị săn bắt, buôn bán làm cảnh cả ở thị trường trong nước và quốc tế (van Schingen et al. 2015b, 2016b, 2016c).
Mối đe dọa
Loài này bị săn bắt và buôn bán để nuôi làm cảnh. Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái do khai thác lâm sản, khai thác than, xâm lấn đất rừng và tác động của du lịch. Trong tương lai, sinh cảnh sống của loài này dự báo cũng bị thu hẹp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (van Schingen et al. 2014b, 2015b, 2016c).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong KBTTN Tây Yên Tử, Khu di tích lịch sử Yên Tử, KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng nên được bảo vệ. Thằn lằn cá sấu có tên trong thuộc Phụ lục I CITES, Nghị dịnh 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, khoáng sản, xâm lấn đất rừng, xây dựng các hành lang liên kết sinh cảnh sống của loài này ở vùng Đông bắc Việt Nam. Nhân nuôi sinh sản để tạo nguồn con giống phục hồi quần thể.
Tài liệu tham khảo
Le Q.K. & Ziegler T. (2003). First record of the Chinese crocodile lizard from outside of China: Report on a population of Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 from north-eastern Vietnam. Hamadryad, 27(2): 193-199.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyen T.Q., Hamilton P. & Ziegler T. (2014). Shinisaurus crocodilurus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T57287221A57287235. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2014-1.RLTS.T57287221A57287235.en. Downloaded on 3 June 2021.
Reinhardt T., van Schingen M., Windisch H.S., Nguyen T.Q., Ziegler T. & Fink P. (2019). Monitoring a loss: Detection of the semi-aquatic crocodile lizard (Shinisaurus crocodilurus) in inaccessible habitats via environmental DNA. Aquatic Conservation: Marine and Freshwater Ecosystems, 29(3): 353-360.
van Schingen M., Ha Q.Q., Pham C.T., Le T.Q., Nguyen T.Q., Bonkowski M. & Ziegler T. (2016a). Discovery of a new crocodile lizard population in Vietnam: Population trends, future prognoses and identifi cation of key habitats for conservation. Revue suisse de Zoologie, 123(2): 241-251.
van Schingen M., Ihlow F., Nguyen T.Q., Ziegler T., Bonkowski M., Wu, Z-j. & Rödder D. (2014a). Potential distribution and effectiveness of the protected area network for the Crocodile Lizard Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 (Reptilia: Squamata). Salamandra, 50(2): 71-76.
van Schingen M., Le M.D., Ngo H.T., Pham C.T., Ha Q.Q., Nguyen T.Q. & Ziegler T. (2016b). Is there more than one crocodile lizard? An integrative taxonomic approach reveals Vietnamese and Chinese Shinisaurus crocodilurus represent separate conservation and taxonomic units. Der Zoologische Garten, 85(2016): 240-260.
van Schingen M., Pham C.T., An T.H., Bernardes M., Hecht V., Nguyen T.Q., Bonkowski M. & Ziegler T. (2014b). Current status of the Crocodile Lizard Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 in Vietnam with implications for conservation measures. Revue suisse de Zoologie, 121(3): 425-439.
van Schingen M., Pham C.T., An T.H., Nguyen T.Q., Bernardes M., Bonkowski M. & Ziegler T. (2015a). First ecological assessment of the endangered Crocodile Lizard, Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930 in Vietnam: Microhabitat characterization and habitat selection. Herpetological Conservation and Biology, 10(3): 948-958.
van Schingen M., Schepp U., Pham C.T., Nguyen T.Q. & Ziegler, T. (2015b). Last chance to see? Review of the threats and use of the Crocodile Lizard. Traffic Bulletin, 27(1): 19-26.
van Schingen M., Ziegler T., Boner M., Streit B., Nguyen T.Q., Crook V. & Ziegler S. (2016c). Can isotope markers differentiate between wild and captive reptile populations? A case study based on crocodile lizards (Shinisaurus crocodilurus) from Vietnam. Global Ecology and Conservation, 6: 232-241.
Ziegler T., Le Q.K., Vu T.N., Hendrix R. & Böhme W. (2008). A comparative study of Crocodile Lizards (Shinisaurus crocodilurus Ahl, 1930) from Vietnam and China. Raffles Bulletin of Zoology, 56(1): 173-179.