Scotomanes ornatus

Dơi đốm hoa

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lào Cai (Hoàng Liên), Tuyên Quang (Na Hang), Bắc Kạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Bình Định, Gia Lai (Kon Ka Kinh, Kon Chư Răng), Lâm Đồng (Bidoup-Núi Bà) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021, Nguyen et al. 2016, 2021).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1072

Độ cao ghi nhận cao nhất

1491

Thế giới

Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan (Vũ Đình Thống 2021).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd+C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rộng từ miền Bắc vào đến Tây Nguyên. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, thu lượm phân dơi, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du dịch; kích thước quần thể ước tính bị suy giảm > 50% trong vòng 10 năm qua (tiêu chuẩn A2cd). Tổng số cá thể của loài ở Việt Nam ước tính < 2.500 và số lượng cá thể trưởng thành trong mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Những ghi nhận trước đây không đề cập đến những thông tin về kích cỡ quần thể của loài Dơi đốm hoa ở Việt Nam. Hầu hết mỗi khu vực chỉ ghi nhận được một vài cá thể.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Ghi nhận ở nhiều sinh cảnh sống khác nhau thuộc vùng núi đá vôi và núi đất (Burgin 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng tự nhiên và một số sinh cảnh khác.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Chưa có dẫn liệu.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động canh tác nông nghiệp lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông, du lịch.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Hạn chế các hoạt động làm ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của loài. Điều tra về hiện trạng quần thể của loài.

Tài liệu tham khảo

Burgin C. J. (2019). Scotomanes ornatus, P. 837. In: Wilson D.E. & Mittermeier R.A. (eds.) Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9, Bats. Lynx Edicions, Barcelona.
Csorba G., Bates P., Molur S. & Srinivasulu C. (2008). Scotomanes ornatus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T20058A9139959. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2008.RLTS.T20058A9139959.en. Accessed on 18 March 2023.
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Nguyen S.T, O’Shea, T.J., Gore J.A., Csorba, G., Vuong T.T, Oshida T., Endo H. & Motokawa M. (2016). Diversity, community structure, echolocation, and reproduction of bats (Mammalia: Chiroptera) of the Southern truong son Mountain, Vietnam, an Asian biodiversity hotspot. Jounral Engdangered Taxa, Vol.8 (7): 8953-8969.
Nguyen S.T., O’Shea T.J., Gore J.A., Nguyen K.V., Hoang T.T., Motokawa M., Dang P.H., Le M.D., Nguyen T.T., Oshida T., Endo H., Tran T.A., Bui H.T., Ly T.N., Vu D.T., Chu H.T. & Vuong T.T. (2021). Bats (Chiroptera) of Bidoup Nui Ba National Park, Dalat Plateau, Vietnam. Mammal Study, 46(1): 53-68.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.

Dữ liệu bên ngoài