Scleropages formosus

Cá mơn

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Sông Đồng Nai, khu vực VQG Cát Tiên thuộc các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Khu vực Đông Nam Á: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Đây là loài có giá trị cao trong thị trường buôn bán cá cảnh trên thế giới. Tại Việt Nam, loài này chỉ được ghi nhận tại trung lưu sông Đồng Nai, trong các vùng đất ngập nước, suối và sông thuộc VQG Cát Tiên, kích cỡ quần thể ngoài tự nhiên rất nhỏ, ước tính bị suy giảm > 80% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Đây là loài có giá trị cao trong thị trường buôn bán cá cảnh trên thế giới. Tại Việt Nam, loài này chỉ được ghi nhận tại trung lưu sông Đồng Nai, trong các vùng đất ngập nước, suối và sông thuộc VQG Cát Tiên, kích cỡ quần thể ngoài tự nhiên rất nhỏ, ước tính bị suy giảm > 80% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này thường sống trong các môi trường có dòng chảy chậm, thảm thực vật rậm rạp.

Dạng sinh cảnh phân bố

Các vùng đất ngập nước nội địa như: hồ ngập quanh năm, hồ ngập theo mùa, dòng suối, con lạch, các bãi lầy, đầm lầy, vùng đất than bùn

Đặc điểm sinh sản

Tùy theo khu vực phân bố mà loài này có khoảng thời gian sinh sản khác nhau, nhưng nhìn chung khoảng thời gian này là cố định trong các năm. Con cái đẻ 30-100 quả trứng, trứng được thụ tinh và bảo vệ trong miệng của con đực cho đến khi nở thành ấu trùng.

Thức ăn

Phổ thức ăn rộng bao gồm côn trùng, nhện, động vật có xương sống, cá nhỏ và thậm chí là rễ và củ của những loài thực vật thân thảo.

Sử dụng và buôn bán

Bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác cá con quá mức để làm cảnh, xây dựng đập thủy lợi và thủy điện, làm đường, khai thác đất ngập nước là những mối đe dọa chính đến quần thể của loài này.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục II, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Phụ lục I CITES.

Đề xuất

Nghiên cứu về phân bố và hiện trạng quần thể của loài. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, chú trọng giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài. Kiểm soát và hạn chế khai thác cá con trong tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1): 1915-1932.
Larson H. & Vidthayanon C. (2019). Scleropages formosus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T152320185A89797267. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T152320185A89797267.en. Accessed on 06 September 2022.

Dữ liệu bên ngoài