Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Trung Bộ và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
2500
Thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Bangladesh, Bhutan, Pakistan, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
D
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ó tai là loài chim định cư rất hiếm gặp. Tại Việt Nam, ghi nhận gần đây nhất là 4 cá thể tại VQG Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk) vào năm 2003; loài này có kích cỡ quần thể rất nhỏ, số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận ước tính <50 (tiêu chuẩn D).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
IUCN, 2021 đánh giá quần thể loài nằm trong khoảng từ 2,500-9,999 cá thể trưởng thành, tương đương với 3,750-14,999 (làm tròn từ 3,500-15,000 cá thể) (IUCN, 2021).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các khu vực rừng trống trải như rừng khộp, rừng cây dầu, đồng cỏ.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng khô nhiệt đới.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Xác động vật chết.
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Mất và suy thoái sinh cảnh sống; quấy nhiễu do các hoạt động của con người; nguồn thức ăn cạn kiệt và ô nhiễm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Ó tai có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Phụ lục II CITES, Phụ lục II Công ước các loài di cư (CMS). Sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Điều tra, giám sát quần thể loài tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch bảo tồn loài, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài, giám sát các tác động nhiễu loạn, phục hồi nguồn thức ăn.
Tài liệu tham khảo
Anon. (2007). Red-headed Vulture breeding programme launched. Vulture News: 79-80.
Clements T., Gilbert M., Rainey H.J., Cuthbert R., Eames J.C., Bunnat P., Teak S., Chansocheat S. & Setha T. (2013). Vultures in Cambodia: population, threats and conservation. Bird Conservation International, 23: 7-24.
Cuthbert R., Green R.E., Ranade S., Saravanan S., Pain D.J., Prakash V. & Cunningham A.A. (2006). Rapid population declines of Egyptian Vulture (Neophron percnopterus) and Red-headed Vulture (Sarcogyps calvus) in India. Animal Conservation, 9(3): 349-354.
Eames J.C. (2007). Cambodian national vulture census 2007. The Babbler: BirdLife in Indochina: 33-34.
Eames J.C. (2007). Mega transect counts vultures across Myanmar. The Babbler: BirdLife in Indochina: 30.
Ferguson-Lees J. & Christie D.A. (2001). Raptors of the world. Christopher Helm, London, 261 pp.
Galligan T. (2013). Good news for vulture conservation in South Asia. BirdingASIA, 19: 107-108.
Hla H., Shwe N.M., Htun T.W., Zaw S.M., Mahood S., Eames J.C. & Pilgrim J.D. (2011). Historical and current status of vultures in Myanmar. Bird Conservation International, 21: 376-387.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.