Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Văn Bàn, Bảo Hà), Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Tuyên Quang (Sơn Dương), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Bắc Giang (Sơn Động), Hòa Bình (Mai Châu), Thanh Hóa (Bến En, Pù Hu, Xuân Liên), Nghệ An (Pù Mát, Pù Huống), Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Vũ Quang), Quảng Bình (Phong Nha - Kẻ Bàng), Quảng Trị (Đăk Rông, Hướng Hóa), Thừa Thiên Huế (A Lưới), Quảng Nam (Phước Sơn), Bình Định (Vân Canh), Phú Yên (Tây Hòa), Khánh Hòa (Khánh Vĩnh).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
160
Độ cao ghi nhận cao nhất
700
Thế giới
Trung Quốc, Lào.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận rải rác ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng; loài này rất hiếm gặp trong tự nhiên, là đối tượng bị săn bắt và buôn bán cạn kiệt làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh; quần thể ước tính bị suy giảm khoảng hơn 80% trong vòng 75 năm qua (3 thế hệ) (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Rất hiếm gặp do sinh cảnh bị suy thoái và bị săn bắt cạn kiệt.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các suối trong rừng thường xanh.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thường đẻ 2-3 trứng /lứa.
Thức ăn
Ăn tạp: giun, cua, cá, tôm, ốc sên, các loại rau, đôi khi ăn cả chuối (Ernst & Babour 1989).
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm, dược liệu, nuôi làm cảnh và buôn bán ở trong và ngoài nước.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, tác động của các hoạt động khai thác khoáng sản và du lịch; quần thể bị suy giảm do săn bắt quá mức phục vụ mục đích của con người.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên hạn chế được tác động. Loài này được bảo vệ ở Việt Nam, có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đã có chương trình nhân nuôi và tái thả lại tự nhiên (ATP).
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng. Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của ô nhiễm nguồn nước do con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Có thể nhân nuôi sinh sản để phục hồi quần thể.
Tài liệu tham khảo
Duong L.D., Ngo C.D. & Nguyen T.Q. (2014). New records of turtles from Binh Dinh Province, Vietnam. Herpetology Notes, 7: 737-744.
Ernst C.H. & Babour R.W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press, 313 pp.
Fong J., Hoang H., Li P., McCormack T., Rao D.-Q., Shi H. & Wang L. (2021). Sacalia quadriocellata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T19797A2507554. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T19797A2507554.en. Accessed on 07 May 2021.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.