Rauvolfia verticillata

Ba gạc

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Lạng Sơn (Lộc Bình, Văn Quan), Nghệ An (Kỳ Sơn)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

700 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

900 m

Thế giới

Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(ii,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện ghi nhận phân bố ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Nghệ An. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2; vùng cư trú, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Ba gạc thường mọc trên đất ẩm, xen lẫn với cây bụi nhỏ ở ven rừng, hay còn sót lại bên các lùm bụi trong làng bản, ở độ cao 700-900 m. Cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 4-6, mùa quả vào tháng 5-10. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc chồi gốc sau khi bị chặt.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Rễ (vỏ rễ và các rễ con) có chứa một số hợp chất alcaloid có tác dụng làm hạ huyết áp.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Loài bị khai thác làm dược liệu.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Đã được trồng thử nghiệm tại Tam Đảo và Sa Pa.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Giảm thiểu tác động của canh tác nông nghiệp, du lịch đến sinh cảnh của loài. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn dược liệu.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 97-99.
Trần Đình Lý (2007). Thực vật chí Việt Nam. Tập 5. Họ Trúc đào – Apocynaceae Juss.. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 87-89.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 29-30.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.

Dữ liệu bên ngoài