Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Sa Pa, Văn Bàn), Hà Giang (Yên Minh, Vị Xuyên), Bắc Kạn (Ba Bể, Chợ Đồn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mỹ Lương), Hòa Bình (Thượng Tiên, Mai Châu), Sơn La (Tà Xùa, Phù Yên), Thanh Hóa (Bến En) và Nghệ An (Pu Huống) (Nguyen et al. 2009).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
400
Độ cao ghi nhận cao nhất
1500
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rải rác ở các tỉnh miền Bắc. Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm và buôn bán ở các chợ địa phương; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp; loài này hiện nay hiếm gặp trong tự nhiên; quần thể bị suy giảm ước tính khoảng hơn 50% trong vòng hơn 15 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này ghi nhận ở các suối nước chảy có nhiều đá to, gặp nhiều ở chỗ có thác nước đầu nguồn, trong rừng thường xanh ít bị tác động. (Nguyễn Văn Sáng và cs. 2005).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản vào đầu mùa xuân, đẻ trứng ở nơi nước chày chậm hoặc vũng nước tĩnh. Ếch đẻ từ 40-50 trứng màu vàng nhạt (Nguyễn Văn Sáng và cs. 2005).
Thức ăn
Các loại côn trùng.
Sử dụng và buôn bán
Do có kích thước lớn nên bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán.
Mối đe dọa
Loài này bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do hoạt động khai thác lâm sản, chuyển đổi mục đích rừng làm đất canh tác nông nghiệp, xây dựng các nhà máy thủy điện.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn ở miền Bắc và miền Trung nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm giảm thiểu tác động đến sinh cảnh sống của loài và hạn chế săn bắt làm thực phẩm, đặc biệt là vào mùa sinh sản. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, đánh giá hiện trạng quần thể và nhân nuôi bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Bourret R. (1942). Les Batraciens de l’Indochine. Mémoires de L’Institut Océanographique de l’Indochine. Hanoi, 6, 547 pp.
Nguyen V.S., Ho T.C. & Nguyen Q.T. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi (2005). Nhận dạng một số loài Bò sát – Ếch nhái ở Việt Nam. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 100 trang.