Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Phân bố
Việt nam
Hà Giang (Yên Minh, Vị Xuyên), Cao Bằng (Nguyên Bình), Tuyên Quang (Na Hang), Bắc Kạn (Chợ Đồn), Sơn La (Phù Yên), Nghệ An (Con Cuông) (Nguyen et al. 2009, Le et al. 2021, Luong et al. 2022). Ghi nhận ở Sơn La và Nghệ An có thể do định loại nhầm, cần kiểm tra lại trên mẫu vật.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
800
Độ cao ghi nhận cao nhất
1600
Thế giới
Trung Quốc (Frost 2022).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rải rác ở các tỉnh miền Bắc. Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm và buôn bán; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác khoáng sản, lâm sản, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp; loài này khá hiếm gặp trong tự nhiên; quần thể bị suy giảm ước tính khoảng hơn 50% trong vòng hơn 15 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõĐộ phong phú: Hiếm gặp, gặp một số lượng ít cá thể dọc các suối nước chảy trong rừng thường xanh trên núi cao.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống ở các suối đá, nước chảy, thường gặp bám trên đá ở thác nước. Sinh cảnh chính là rừng thường xanh cây gỗ to và vừa (Le et al. 2021, Luong et al. 2022).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm hoặc buôn bán ở các chợ địa phương.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và du lịch. Do kích thước lớn lên loài này bị săn bắt làm thực phẩm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần vùng phân bố của loài nằm trong KBTTN Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), VQG Phia Oắc-Phia Đén (Cao Bằng), KBT Nam Xuân Lạc (Bắc Kạn) nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Tiến hành các biện pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên đồng thời tuyên truyền nhằm giảm thiểu tác động của con người đến sinh cảnh sống của loài, hạn chế săn bắt trái phép đặc biệt là vào mùa sinh sản.
Tài liệu tham khảo
Bourret R. (1942). Les Batraciens de l’Indochine. Mémoires de L’Institut Océanographique de l’Indochine. Hanoi, 6, 547 pp.
Fei L., Hu S., Ye C. & Huang Y. (2009). Fauna Sinica. Amphibia. Volume 3. Anura. Chinese Academy of Science, Science Press, Beijing, 890 pp.
Fei L., Ye C. & Jiang J. (2012). Colored Atlas of Chinese Amphibians and Their Distributions. Sichuan, China: Sichuan Publishing House of Science & Technology, 620 pp.
Michael W.N.L., Yuan Z., Zhao E. & Bosco C. (2004). Quasipaa boulengeri. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T58420A11778088. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2004.RLTS.T58420A11778088.en. Accessed on 12 August 2022.
Le D.T, Luong A.M, Pham C.T, Phan T.Q, Nguyen S.L.H, Ziegler T. & Nguyen T.Q. (2021). New records and an updated checklist of amphibians and snakes from Tuyen Quang Province, Vietnam. Bonn zoological Bulletin, 70 (1): 201-219
Nguyen V.S., Ho T.C. & Nguyen Q.T. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.