Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Tây Ninh (Lò Gò - Xa Mát). Loài này đã từng được ghi nhận ở Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau (Nguyen et al. 2009). Tuy nhiên, Auliya (2003) cho rằng ghi nhận theo tài liệu của Tirant (1885) ở Việt Nam có thể là do mẫu vật được chuyển đến từ nơi khác đến và cũng chưa ghi nhận lại ở các địa điểm trên trong các chuyến khảo sát gần đây. Năm 2011, mẫu vật của loài này đã được thu thập ở khu vực Lò Gò - Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
650
Thế giới
Thái Lan, Malaysia, Singapore, và Indonesia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện ghi nhận ở VQG Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh (không tính các ghi nhận cũ do chưa được kiểm chứng); diện tích phạm vi phân bố ở Việt Nam khoảng 850 km2, số địa điểm ghi nhận ở Việt Nam là 1 (nếu kể cả ghi nhận trước đây là 4), rất hiếm gặp; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và xâm lấn đất rừng; loài này cũng là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Rất hiếm gặp. Mới được ghi nhận lại ở Tây Ninh vào tháng 11/2012.
Xu hướng quần thể
Không rõ
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống trong rừng khộp hoặc trảng cỏ ở vùng đồng bằng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loại chuột.
Sử dụng và buôn bán
Các loài trăn thường bị săn bắt làm thực phẩm và dược liệu cổ truyền. Do có màu sắc đẹp nên loài này cũng có thể bị buôn bán nuôi làm cảnh và kỹ nghệ da. Tuy nhiên, do rất hiếm gặp nên không ghi nhận bị buôn bán ở Việt Nam.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng. Trăn cộc là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong VQG Lò Gò - Xa Mát nên hạn chế được tác động. Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng. Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở vùng phân bố. Tiến hành các biện pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên đồng thời tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài.
Tài liệu tham khảo
Auliya M.A. (2003). Taxonomy, life history and conservation of giant reptiles in West Kalimantan. Natur und Tier Verlag, 432 pp.
Campden-Main S.M. (1970). A field guide to the snakes of South Vietnam. United States National Museum, Smithsonian Institution, Washington, 114 pp.
Grismer L. & Chan-ard T. (2012). Python brongersmai. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T192169A2050353. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T192169A2050353.en. Accessed on 21 November 2022.
Keogh J.S., Barker D.G. & Shine R. (2001). Heavily exploited but poorly known: Systematics and biogeography of commercially harvested pythons (Python curtus group) in Southeast Asian. Biological Journal of the Linnean Society, 73: 113-129.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Stull O.G. (1938). Three new subspecies of the family Boidae. Occasional papers of the Boston Society of Natural History, 8: 297-300.