Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Phân bố
Việt nam
Sóc Trăng (Long Phú, Cù Lao Dung, thị xã Sóc Trăng), Kiên Giang (U Minh Thượng, Phú Quốc), Cà Mau (đảo Hòn Khoai, Chà Là, U Minh Hạ) (Nguyễn Trường Sơn & cs. 2009, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021, Vu et al. 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
10
Độ cao ghi nhận cao nhất
500
Thế giới
Thái Lan, Campuchia (Giannin 2019, Vũ Đình Thống 2021, Waldien & Tsang 2021).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phá rừng ngập mặn tự nhiên làm trang trại nuôi trồng thuỷ sản hoặc chặt phá cây trong những khu vực là nơi ở của loài. Loài này bị săn bắt trái phép làm thực phẩm và buôn bán ở một số địa phương. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80% trong 15 năm qua, một số tiểu quần thể trước đây có số lượng cá thể ước tính khoảng hơn 10.000 nay còn khoảng dưới 1.000 (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Ở Việt Nam, loài dơi này còn được ghi nhận và quan sát với tổng số lượng khoảng 500 cá thể.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường trú ngụ ở sinh cảnh rừng ngập mặn, một số sinh cảnh rừng trồng và vườn cây ở cả khu vực đô thị và ngoại ô. Kiến ăn thường ở khu vực có vườn cây ăn quả, rừng trồng và Rừng tự nhiên (Giannin 2019).
Dạng sinh cảnh phân bố
Thường gặp ở rừng ngập mặn và một số sinh cảnh rừng trồng và vườn cây ở cả khu vực đô thị và ngoại ô.
Đặc điểm sinh sản
Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa thường đẻ 1 con (Giannin 2019).
Thức ăn
Các loại quả và nõn của nhiều loại cây khác nhau (Giannin 2019).
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán ở miền Nam Việt Nam.
Mối đe dọa
Săn bắt làm thức ăn và buôn bán ở một số địa phương. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp do thay đổi diện tích rừng tự nhiên phục vụ mục đích canh tác nông, lâm, ngư nghiệp.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống, tuyên truyền và giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và phòng chống nguy cơ dịch bệnh do hoạt động săn bắt, nuôn bán hoặc tiêu thụ thịt dơi.
Tài liệu tham khảo
Giannin N.P. 2019. Pteropus lylei. P. 157. In: Wilson D.E. & Mittermerier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Editions, Barcelona.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến, Nguyễn Vũ Khôi (2009). Hiện trạng các loài dơi thuộc giống Pteropus ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 31(3): 52-57.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.
Waldien D.L. & Tsang S.M. (2021). Pteropus lylei. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T18734A22082429. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T18734A22082429.en. Accessed on 16 May 2023.