Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
800
Thế giới
Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Quata, Iemen, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Vẹt má vàng là loài chim định cư hiếm gặp; loài này có kích cỡ quần thể nhỏ và bị suy giảm do mất và suy thoái sinh cảnh sống cũng như bị săn bắt quá mức làm sinh vật cảnh; ước tính kích cỡ quần thể < 2.500 cá thể, số lượng cá thể trưởng thành trong mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể loài hiện chưa được đánh giá nhưng được ghi nhận tương đối phổ biến đến hiếm trong vùng phân bố (IUCN, 2021).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng hỗn giao rụng lá và lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng khộp, rừng dầu.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng khô nhiệt đới.
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản từ tháng 2-4, thường làm tổ trong các lỗ cây, hoặc tổ cũ của các loài Gõ kiến, Cu rốc, thường đẻ 2-5 trứng.
Thức ăn
Hạt, quả cây.
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm cảnh.
Mối đe dọa
Mất và suy thoái sinh cảnh sống, bị săn bắt.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vẹt má vàng có tên trong Phụ lục II Công ước CITES; Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Điều tra quần thể loài tại Việt Nam, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2017). Psittacula eupatria (amended version of 2016 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22685434A110985466. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-1.RLTS.T22685434A110985466.en. Accessed on 09 November 2022.
Brazil M. (2009). Birds of East Asia: eastern China, Taiwan, Korea, Japan, eastern Russia. Christopher Helm, London,135-139.
Duckworth J.W., Salter R.E. & Khounboline K. (1999). Wildlife in Lao PDR: 1999 Status Report. IUCN, Vientiane, Laos, 134 pp.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Juniper T. & Parr M. (1998). Parrots: a guide to the parrots of the world. Pica Press, Robertsbridge, UK,145-149.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.