Pseudibis davisoni

Quắm cánh xanh

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Trung Trung Bộ và Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

800

Thế giới

Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

D

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Quắm cánh xanh là loài chim định cư rất hiếm gặp; ghi nhận gần đây nhất là 1 cá thể tại VQG Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) vào năm 1992; loài này hiện có quần thể rất nhỏ và bị suy giảm do mất và suy thoái sinh cảnh sống, số lượng cá thể ghi nhận < 50 (tiêu chuẩn D).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

(Sozer and Nijman 2005) ghi nhận quần thể tại In Đô Nê Xi A từ 30-100 cá thể, 973 cá thể tại Cam Pu Chia năm 2013 (Anon. 2013). Tổng quần thể loài hiện dao động trong khoảng 1,000 cá thể (670 cá thể trưởng thành) (IUCN, 2021).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các đầm lầy, ao, sông, suối nhỏ trong rừng ở vùng đất thấp.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đất ngập nước nội địa.

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, tổ làm trên cây cao 5-10 m, thường đẻ 3-4 trứng.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Chưa ghi nhận.

Mối đe dọa

Mất và suy thoái sinh cảnh sống, quấy nhiễu do các hoạt động của con người.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Quắm cánh xanh có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Quắm cánh xanh có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Tài liệu tham khảo

Anon. (2013). Conservation contributes to rise in Cambodian White-shouldered Ibis numbers. World Birdwatch, 35(4): 4.
BirdLife International (2009). First coordinated White-shouldered Ibis count dramatically increases known population. The Babbler: 22-23.
BirdLife International (BirdLife International (2018). Pseudibis davisoni. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22697531A134189710. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T22697531A134189710.en. Accessed on 01 November 2022.
Clements T., Rainey H., An D., Rours V., Tan S., Thong S., Sutherland W.J. & Milner-Gulland E.J. (2013). An evaluation of the effectiveness of a direct payment for biodiversity conservation: the bird nest protection program in the Northern Plains of Cambodia. Biological Conservation, 157: 50-59.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Wright H. (2008). The foraging ecology of White-shouldered Ibis. The Babbler: BirdLife in Indochina: 33-34.
Wright H.L., Buckingham D.L. & Dolman P.M. (2010). Dry season habitat use by Critically Endangered White-shouldered Ibis in northern Cambodia. Animal Conservation, 13(1): 71-79.
Wright H.L., Collar N.J., Lake I.R. & Dolman P.M. (2013). Amphibian concentrations in the desiccating mud may determine the breeding season of the White-shouldered ibis (Pseudibis davisoni). The Auk, 130(4): 774-783.
Wright H.L., Collar N.J., Lake I.R., Norin N., Sok Ko R.V., Phearun S. & Dolman P.M. (2012). First census of the white-shouldered ibis Pseudibis davisoni reveals roost-site mismatch with Cambodia’s protected areas. Oryx, 46: 236-239.
Wright H.L., Ko S., Norin N. & Phearun S. (2013). White-shouldered Ibis Pseudibis davisoni population size and the impending threat of habitat conversion. Forktail, 29: 162-165.

Dữ liệu bên ngoài