Polygonatum punctatum

Hoàng tinh đốm

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Lai Châu (Sìn Hồ: Tả Phìn, Hồng Thu); Lào Cai (Bát Xát: Pa Cheo; Sa Pa: Bản Khoang, Ngũ Chỉ Sơn, Hoàng Liên); Yên Bái (Mù Cang Chải: Chế Cu Nha).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1.500 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

2.000 m

Thế giới

Lào, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(ii,iii).

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài tương đối hiếm gặp, mới chỉ thấy ở một số điểm thuộc 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Do thân rễ (củ) mập giống loài Hoàng tinh cách, nên loài bị khai thác nhiều. Diện tích vùng cư trú bị thu hẹp, sinh cảnh sống bị suy thoái do các hoạt động xây dựng, thu hái làm thuốc không hợp lý. Diện tích vùng cư trú của loài (AOO) ước tính < 500 km² (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng thường xanh ẩm, trên núi đá vôi hoặc đá phiến, độ cao từ 1.500-2.000 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt (tuy nhiên, các hạt cần được gieo giống vào hốc mùn đá hoặc trên thân cây gỗ). Từ phần thân rễ (củ) còn lại sau khi bị cắt, có khả năng tái sinh cây chồi.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Thân rễ (củ) cũng được chế thành “Thục địa” là vị thuốc bổ quan trọng trong Y học cổ truyền, dùng cho người già, người mới bị ốm dậy, người bị suy nhược thần kinh và huyết áp thấp.

Mối đe dọa

Bị khai thác (củ) làm thuốc; nơi sống có thể bị xâm hại, vùng phân bố bị thu hẹp.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Có kế hoạch tái điều tra thiết lập điểm bảo tồn tại chỗ. Nhân giống gây trồng chuyển vị tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Đỏ (2005). Họ Mạch môn – Convallariaceae. Trang 443-451. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam. Tập 8. Bộ Loa kèn – Liliales Perleb. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 149-151.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.

Dữ liệu bên ngoài