Polygonatum kingianum

Hoàng tinh vòng

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Điện Biên (Mường Nhé, Tủa Chùa), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh), Kon Tum (Đắk Glei), Lai Châu (Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên), Lào Cai (Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa), Sơn La (Thuận Châu), Yên Bái (Mù Cang Chải).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1.200 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.800 m

Thế giới

Lào, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài bị khai thác thu mua để chế biến vị thuốc “Thục địa”. Chất lượng sinh cảnh bị suy giảm do nạn phá rừng mở rộng đất canh tác, khai thác củ làm thuốc. Sự suy giảm quần thể ước tính > 50 % trong vòng hơn 40 năm (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng thường xanh ẩm, trên núi đá vôi hoặc đá phiến, độ cao từ 1.200 đến 1.800 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa, quả từ tháng 4-9. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Từ phần thân rễ (củ) còn lại sau khi bị cắt, có khả năng tái sinh cây chồi.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Thân rễ (củ) chế thành “Thục địa” là vị thuốc bổ quan trọng trong Y học cổ truyền, dùng cho người già, người mới bị ốm dậy, người bị suy nhược thần kinh và huyết áp thấp.

Mối đe dọa

Bị khai thác (củ) làm thuốc; nơi sống có thể bị xâm hại, vùng phân bố bị thu hẹp.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Có kế hoạch khoanh và thiết lập các điểm bảo tồn tại chỗ, chuyển chỗ tại một số vườn thuốc. Trồng tạo nguồn nguyên liệu.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 960-963.
Nguyễn Thị Đỏ (2005). Họ Mạch môn – Convallariaceae. Trang 443-451. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam. Tập 8. Bộ Loa kèn – Liliales Perleb. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 154-155.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.

Dữ liệu bên ngoài