Podocarpus pilgeri

Thông tre lá ngắn

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Cao Bằng, Kiên Giang, Hà Giang, Hoà Bình, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Ninh, Sơn La.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

500 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.600 m

Thế giới

Campuchia, Indonesia, Lào, Papua New Guinea, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Ở Việt Nam, Thông tre lá ngắn ghi nhận rải rác ở 8 tỉnh. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, cháy rừng, phát triển du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Loài này cũng bị khai thác lấy gỗ. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cây gặp chủ yếu ở rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới gió mùa trên đường lên đỉnh và đỉnh núi đá vôi, ở độ cao 500-1.600 m (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Loài nay sinh trưởng tương đối chậm, quả chín vào tháng 11-12. Tái sinh tự nhiên tốt, cây con khi non chịu bóng sau ưa sáng.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ tốt, dùng trong xây dựng nhà, đóng đồ mộc và nhạc cụ. Toàn bộ cây dùng làm cảnh.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp, cháy rừng, phát triển du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Loài này cũng bị khai thác lấy gỗ và làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Nguyen H.T. & Vidal J.E. (1996). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 28. Muséum National d’Historie Naturelle, Paris, pp. 109-111.
Nguyễn Đức Tố Lưu & Thomas P.I. (2004). Cây lá kim Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, trang 59-60.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 100-101.
Thomas P. (2013). Nageia fleuryi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39606A2930266. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN. UK.20131.RLTS.T39606A2930266.en. Accessed on 28 August 2022.

Dữ liệu bên ngoài