Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2bcd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Rồng rộc vàng là loài chim định cư chủ yếu ghi nhận tại miền Nam; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt đột canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm; loài này cũng bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán để thả phóng sinh; ước tính kích cỡ quần thể bị suy giảm hơn 30% trong vòng 10 năm qua (tiêu chuẩn A2bcd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiện quần thể loài được đánh giá suy giảm nhanh chóng trong vòng 1 thập kỷ qua và dao động trong khoảng từ 10,000-19,999 cá thể trưởng thành. Tuy nhiên, Gilbert et al. (2012) đã ghi nhận 12,751 cá thể tại chợ chim cảnh tại Phnom Pênh, Căm Pu ChiaCampuchia, chính vì vậy, tổng quần thể loài còn có thể cao hơn (IUCN, 2021).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Vùng đầm lầy, trảng cỏ, lau sậy, ruộng lúa nước, luôn gần nước, phân bố ở vùng đất thấp.
Dạng sinh cảnh phân bố
Trảng cỏ ngập nước theo mùa.
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản từ tháng 4-10, thường đẻ 2-4 trứng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm, bán để thả phóng sinh.
Mối đe dọa
Mất và suy thoái sinh cảnh sống, bẫy bắt làm thực phẩm và buôn bán.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Điều tra, giám sát hiện trạng quần thể loài; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2017). Ploceus hypoxanthus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22719008A117215652. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T22719008A117215652.en. Accessed on 10 November 2022.
Gilbert M., Sokha C., Joyner P.H., Thomson R.L. & Poole C. (2012). Characterizing the trade of wild birds for merit release in Phnom Penh, Cambodia and associated risks to health and ecology. Biological Conservation, 153: 10-16.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.