Platyrhina sinensis

Cá giống đĩa trung hoa

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-60

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bcd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá giống đĩa trung hoa có vùng phân bố hẹp ở Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và vùng biển Nam Trung Quốc. Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị suy thoái do các hoạt động khai thác thủy sản khu vực ven bờ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Loài cá này sống đáy điển hình nên rất dễ bị khai thác bởi các nghề khai thác hải sản tầng đáy như nghề lưới kéo, nghề lờ, và nghề lưới rê đáy. Hiện nay, loài này rất hiếm gặp, ghi nhận gần nhất là của Viện Nghiên cứu Hải sản vào trước năm 2000, sau đo chưa ghi nhận lại. Quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 50% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2bcd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Cá giống đĩa trung hoa được coi là loài hiếm gặp ở vùng biển Trung Quốc và bắc Việt Nam. Hiện dữ liệu về quần lể loài thiếu thông tin về sản lượng, trữ lượng và cấu trúc quần thể. Dữ liệu đánh giá về loài cá này chủ yếu dựa vào sản lượng lượng khai thác đưa về đất liền, tuy nhiên dữ liệu lên đưa lên cảng cá không phải là thước đo trực tiếp về mức độ phong phú, nhưng chúng có thể được sử dụng để suy ra mức suy giảm quần thể ở những nơi mà sản lượng khai thác hải sản lên bờ đã giảm mạnh, trong khi cường lực đánh bắt vẫn ổn định và tăng lên. Tần suất bắt gặp loài cá giống đĩa trung hoa thực sự rất hiếm, thời gian bắt gặp gần nhất cách đây trên 20 năm.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cá giống đĩa trung hoa là loài cá đáy điển hình thường bắt gặp ở vùng biển nông ven bờ, độ sâu không quá 50 m, loài sống trên đáy cát, đáy bùn hoặc đáy đá (Compagno & Last 1999).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Cá giống đĩa trung hoa là loài đẻ con, trứng thụ tinh trong, phôi ban đầu hấp thu noãn hoàng, sau đó nhận thêm chất dinh dưỡng từ mẹ bằng cách hấp thụ gián tiếp dịch tử cung được làm giàu với chất nhầy, chất béo hoặc protein thông qua các cấu trúc chuyên biệt ( Dulvy & Reynolds 1997).

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài cá này khai thác được một phần nhỏ làm thức ăn cho con người còn phần lớn làm thức ăn chăn nuôi thủy sản (bột cá).

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác bởi các nghề khai thác cá đáy như: kéo đáy, rê đáy, lờ (rập) và nghề câu vàng đáy. Môi trường sống đạng bị thu hẹp và suy thoái bởi các hoạt động khai thác ven biển với cường lực cao và ô nhiễm môi trường.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Cần có những nghiên cứu đánh giá cấu trúc quần thể, quản lý không gian, giảm thiểu sản lượng khai thác và các biện pháp quản lý chặt chẽ tình trạng đánh bắt quá mức và buôn bán.

Tài liệu tham khảo

Compagno L.J.V., & Last P.R. (1999). Pristidae (sawfishes), Rhinidae (wedgefishes), Platyrhinidae (thornback rays). FAO Identification Guide for Fishery Purposes. The Living Marine Resources of the Western Central Pacific. Food and Agriculture Organization, Rome, 1410-1432.
Iwatsuki Y., Miyamoto K., Nakaya K. & Zhang J. (2011). A review of the genus Platyrhina (Chondrichthys: Platyrhinidae) from the northwestern Pacific, with descriptions of two new species. Zootaxa, 2738(14): 26-40.
Nicholas K.D. & Reynolds J.D. (1997). Evolutionary transitions among egg-laying, live-bearing and maternal inputs in sharks and rays. Proceedings of the Royal Society of London. Series B: Biological Sciences, 264(1386): 1309-1315.
Wang Z.C., Zhang X., Yuan J.L., , Tianxiang G. & Longshan L. (2018). First record of the Chinese fanray, Platyrhina sinensis (Elasmobranchii: Myliobatiformes: Platyrhinidae), in the seawaters of Zhujiajian, Zhoushan, China. Acta Ichthyologica et Piscatoria, 48(4): 409.

Dữ liệu bên ngoài