Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Phillipines.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i) + D
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cò thìa là loài chim di cư trú đông hiếm, chủ yếu ghi nhận tại vùng ven biển Đông Bắc; sinh cảnh sống bi thu hẹp và suy thoái, quấy nhiễu do các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản; quần thể nhỏ, trong giai đoạn 1998-2022, mỗi năm ghi nhận từ 55-82 cá thể trú đông; số lượng cá thể ghi nhận ước tính < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)D).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
(Yat-tung Yu in litt. 2017) đã ghi nhận tổng số 3,941 cá thể (khoảng 2,250 cá thể trưởng thành). Trước đó (Yeung et al. 2006) từng công bố tổng số khoảng 10,300 cá thể. Số liệu giám sát từ năm 1988 cho thấy chỉ có 288 cá thể năm 1988, 1,069 cá thể năm 2003, 2,065 cá thể năm 2008 và 3,272 cá thể năm 2015 (Yu et al. 2015).
Xu hướng quần thể
Tăng
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các vùng ngập triều, ao nuôi trồng thuỷ sản, thường tập trung thành đàn, kiếm ăn dọc các con sông khi triều cạn hoặc các ao nuôi tôm rút nước.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đất ngập nước nội địa, bãi ven triều.
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản từ tháng 3-8 trên các đảo nhỏ tại Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc (Đài Loan).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Mất và suy thoái sinh cảnh sống, quấy nhiễu do các hoạt động của con người.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Cò thìa có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Phần lớn sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Cò thìa có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Phần lớn sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2017). Platalea minor. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22697568A119347801. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T22697568A119347801.en. Accessed on 01 November 2022.
Chan S., Fang W.-H., Lee K.-S., Yamada Y. & Yu Y.-T. (2010). International Single Species Action Plan for the conservation of the Black-faced Spoonbill (Platalea minor). BirdLife International Asia Division & CMS Secretariat, Tokyo & Bonn, Germany, 132 pp.
Chen K.-N. (2014). Spatiotemporal Dynamics of Ecological Variation Affect an Endangered Migratory Bird Black-faced Spoonbill (Platalea minor) in Southwestern Coast of Taiwan. Open Journal of Ecology, 4: 87-97.
Choi S. (2007). 2007’s Macao International Symposium on Black-faced Spoonbill – city development and wetland protection. China Crane News, 11(1): 48-49.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn, (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Le H.M., Nguyen T.D., Tordoff A.W. & Vu P.H. (2002). Rapid field survey of the Coastal Zone of Quang Ninh, Vietnam. A technical report to BirdLife International Vietnam Programme and the Institute of Ecology and Biological Resource, 43 pp.
Nguyen T. D. (2009). 2009 International Black-faced Spoonbill Census. The Babbler: BirdLife in Indochina: 15.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Yu Y.T., Fong H.H.N. & Tse I.W.L. (2015). International Black-faced Spoonbill Census 2015. Black-faced Spoonbill Research Group. The Hong Kong Bird Watching Society, Hong Kong, 76 pp.