Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Phân bố rộng ở nhiều khu vực, trong tự nhiên gặp ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Nghệ An, Thanh Hóa.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
600 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.200 m
Thế giới
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B2ab(ii,iii,v).
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Thông hai lá núi đất ghi nhận phân bố rải rác trong tự nhiên, gặp từ Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đến Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Đắk Lắk; chất lượng nơi sống bị thu hẹp và suy thoái, số lượng cây trưởng thành suy giảm, do khai thác gỗ và phá rừng. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 2.000 km2 (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây mọc thành các đám rừng thuần loài với các tầng dưới thưa thớt hoặc hỗn giao với các loài cây lá rộng như Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) tại các khu vực ngập nước theo chu kỳ vào mùa mưa trên đất feralit đỏ và vàng nghèo với pH khoảng 4,5, ở độ cao 600-1.200 m trên mặt biển. Gặp cùng với Thông ba lá (P. kesiya) ở chân núi và phần dưới của sườn núi trên các độ cao cao hơn (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Gặp phổ biến cây tái sinh tự nhiên từ hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thông hai lá núi đất loài cây bản địa được sử dụng rộng rãi nhất trong trồng rừng, cho gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình và cho nhựa có giá trị đối với công nghiệp.
Mối đe dọa
Chất lượng nơi sống bị thu hẹp và suy thoái số lượng cây trưởng thành do khai thác gỗ và phá rừng, tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp, cháy rừng. Ngoài việc chích nhựa đã tiêu diệt nhiều quần thể tự nhiên do cách lấy nhựa của người dân địa phương không phù hợp (thường là đốt thân cây).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài có nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên. Có thể tiến hành ươm trồng bảo tồn nhân tạo.
Tài liệu tham khảo
Fu L.G. (1999). Pinaceae. P. 16. In: Wu Z.Y. & Raven P.H. (Eds.). Flora of China. Vol. 4. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Nguyen H.T. & Vidal J.E. (1996). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 28. Muséum National d’Historie Naturelle, Paris, pp. 35-39.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004). Các loài cây lá kim ở Việt Nam: (sub P. merkusii 53). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 81-82.
Thomas P. (2013). Pinus latteri. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T34190A2850102. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.20131.RLTS.T34190A2850102.en. Accessed on 03 September 2022.