Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Giang (Đồng Văn), Tuyên Quang (Na Hang).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Nam Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii); D.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài ghi nhận phân bố ở 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 5.000 km2, sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp và trồng rừng (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)). Quần thể rất nhỏ, loài này bị khai thác để lấy gỗ, số lượng cá thể trưởng thành ước tính khoảng 100 cá thể (tiêu chuẩn D).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc thành đám nhỏ thuần loại hay hỗn giao với một số loài thông khác hay cây lá rộng dọc theo đường đỉnh núi đá vôi hẹp, trên sản phẩm phong hóa thoát nước tốt (Phan Kế Lộc & cs. 2008).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Ít gặp cây tái sinh tự nhiên từ hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Dân địa phương khai thác lấy gỗ làm đồ dùng và xây dựng nhà.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp và trồng rừng. Loài này cũng bị khai thác lấy gỗ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Farjon A. (2013). Pinus hwangshanensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T42370A2975804. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.20131.RLTS.T42370A2975804.en. Accessed on 03 September 2022.
Fu L.G. (1999). Pinaceae. P. 17. In: Wu Z.Y. & Raven P.H. (Eds.). Flora of China. Vol. 4. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh Khang, Averyanov L.V. & Regalado J.C. (2008). Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam 30. Pinus aff. tabuliformis Carrière Thông hai lá quả nhỏ, một loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam). Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng,
1-4: 44-48.