Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hầu hết các tỉnh phía Nam, tập trung nhất ở Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hoà, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Ngãi và các tỉnh Đông Nam Bộ
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.000 m
Thế giới
Ấn Độ, Sri Lanka và hầu hết các nước Đông Nam Á
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này thường gặp trong các rừng thưa cây họ Dầu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và gặp rải rác tại một số tỉnh duyên hải như Ninh Thuận, Khánh Hòa. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của canh tác nông, lâm nghiệp; khai thác lấy gỗ, chặt cây làm củi và đốt than. Loài bị khai thác lấy gỗ; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cẩm liên là loài cây thường gặp trong các rừng thưa cây họ Dầu (rừng khộp). Cây chịu được khô hạn, phân bố chủ yếu trên cát nóng, khô, đất xấu và nhiều đá nổi. Cẩm liên phân bố ở độ cao dưới 1.000 m. Cây rụng lá vào cuối tháng 2 đầu tháng 3.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Ra hoa vào tháng 3, trước khi ra lá non và quả chín vào tháng 4-5.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ thuộc nhóm I, giác và lõi phân biệt. Giác có màu đỏ nhạt và lõi có màu đỏ nâu. Gỗ rất nặng và cứng, tỷ trọng gỗ đạt 1,02. Được sử dụng vào các công trình xây dựng lâu bền, trang trí nội thất, đồ gỗ gia dụng, làm cầu phà, đóng tàu. Vỏ chứa và gỗ chứa ta.
Mối đe dọa
Sức ép khai thác gỗ là rất lớn vì gỗ có giá trị. Người dân vào rừng đốn gỗ, chặt cây làm củi và đốt than. Sinh cảnh bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng cây.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Cẩm liên hiện được bảo tồn tại một số VQG, KBTTN khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Đề xuất
Bảo tồn Cẩm liên tại các khu vực có phân bố tự nhiên. Cần có chương trình nghiên cứu nhân giống, trồng và phát triển loài Cẩm liên.
Tài liệu tham khảo
Ashton P. (1998). Shorea siamensis. The IUCN Red List of Threatened Species 1998: e.T32307A9694077. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1998.RLTS.T32307A9694077.en.
Hoang Van Sam, Nanthavong K. & Kessler P.J.A. (2004). Trees of Vietnam and Lao, Field guide for 100 economically and ecologically important species. Blumea 49: 201-349.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Cây họ Dầu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 100 trang.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 442.
Pooma R., Poopath M. & Newman M.F. (2017). Flora of Thailand. Vol. 13(4). The Forest Herbarium, Royal Forest Department, pp. 557-685.
Smitinand T., Vidal J.E. & Pham H.H. (1990). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 25. Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris, pp. 3-123.
Tardieu-Blot M.L. (1943). Diptérocarpacées. Pp. 334-360. In: Humbert H. (Ed.). Supplément a la Flore Générale de l’Indo-Chine. I (3). Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris.
Vu Van Dung (Editor, 1996). Vietnam Forest Trees. Agriculture Publishing House, Hanoi, 788 p.