Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Đà Nẵng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Độ cao ghi nhận thấp nhất
300 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.000 m
Thế giới
Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Chò đen phân bố tự nhiên từ Quảng Trị vào đến Lâm Đồng; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do khai thác gỗ rừng và mở rộng diện tích canh tác nông, lâm nghiệp. Loài bị khai thác lấy gỗ; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 50 % trong vòng 50 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây sống ở độ cao 300-1.000 m so với mực nước biển, ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc phía trên sườn núi, trên đất feralit vàng trên núi, có tầng đất dày.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 4-6, có quả vào tháng 8-10. Tái sinh rất tốt, hạt dễ nảy mầm, chịu bóng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ màu hồng nhạt, tương đối nặng, gỗ được sử dụng trong xây dựng, đóng đồ đạc, tàu thuyền và là một trong những loài gỗ quý của Việt Nam. Cây Chò đen còn cho loại nhựa đặc dùng trong công nghiệp sơn. Chò đen có dáng đẹp, lá non màu đỏ, quả đẹp.
Mối đe dọa
Diện tích rừng suy giảm và áp lực khai thác vẫn có mối đe dọa chính với Chò đen.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Hiện nay đã được bảo vệ tốt tại VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và KBTTN Bán đảo Sơn Trà (Tp. Đà Nẵng).
Đề xuất
Cần có chương trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài Chò đen. Nghiên cứu đưa loài này vào các chương trình trồng rừng.
Tài liệu tham khảo
Hoang V.S., Nanthavong K. & Kessler P.J.A (2004). Trees of Vietnam and Lao, Field guide for 100 economically and ecologically important species. Blumea 49:201-349.
Ly V., Nanthavong K., Hoang V.S., Vu V.D., Barstow M., Nguyen H.N., Pooma R. & Newman M. (2017). Parashorea stellata. The IUCN Red List of Threatened Species 2017: e.T32626A2822394. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T32626A2822394.en.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Cây họ Dầu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 100 trang.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 443.
Smitinand T., Vidal J.E. & Pham H.H. (1990). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 25. Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris, pp. 3-123.
Vu Van Dung (Editor, 1996). Vietnam Forest Trees. Agriculture Publishing House, Hanoi, 788 p.