Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Phân bố dọc ven bờ biển Việt Nam từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan nhưng dễ bắt gặp hơn ở miền Trung, các tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-15m
Độ cao ghi nhận cao nhất
-1m
Thế giới
Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Madagascar, Mozambique, New Caledonia, Nam Phi, Nhật Bản, , Polynesia thuộc Pháp (Marquesas), Somalia, Tanzania, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Úc.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hân bố dọc ven biển Việt Nam. Loài này bị khai thác để nuôi trồng, tôm hùm con bị khai thác phục vụ cho nghề nuôi tôm hùm lồng hiện ở các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ. Nghề nuôi trồng hải sản phát triển mạnh đã làm ô nhiễm các vùng nước ven bờ. Sinh cảnh sông của loài thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng. Ước tính kích thước quần thể đã bị suy giảm > 30% trong 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Đây là một trong những loài hải sản quan trọng của Việt Nam. Trước năm 1975, tôm cỡ 0.7 - 0.8 kg/con rất phổ biến ở các vùng biển ven bờ và quanh các đảo. Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1990 tới nay, do nhu cầu xuất khẩu mạnh, lượng khai thác hàng năm tăng cao, làm số lượng giảm rõ rệt, có thể tới 50%. Ngoài ra, do nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, làm ô nhiễm các vùng nước ven bờ, bên cạnh đó, việc dùng chất nổ để đánh bắt đã xâm hại và phá hủy, thu hẹp nơi cư trú, có thể tới 20%.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Đây là một trong những loài hải sản quan trọng của Việt Nam. Trước năm 1975, tôm cỡ 0.7 - 0.8 kg/con rất phổ biến ở các vùng biển ven bờ và quanh các đảo. Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1990 tới nay, do nhu cầu xuất khẩu mạnh, lượng khai thác hàng năm tăng cao, làm số lượng giảm rõ rệt, có thể tới 50%. Ngoài ra, do nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, làm ô nhiễm các vùng nước ven bờ, bên cạnh đó, việc dùng chất nổ để đánh bắt đã xâm hại và phá hủy, thu hẹp nơi cư trú, có thể tới 20%.Trên thế giới, loài này được khai thác nhiều ở Kenya, Nam Phi và Indonesia. Tuy nhiên, thông tin về sản lượng khai thác, sinh thái và sinh học còn thiếu (Kulmiye và Mavuti 2005).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản khoảng tháng 4 đến tháng 6, đỉnh cao là tháng 5. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, tôm con (chiều dài vỏ đầu ngực 8–20 mm) thường tập trung ở các ghềnh đá ven bờ, ven các đảo.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này có giá trị thực phẩm và xuất khẩu.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác quá mức làm thực phẩm và khai thác con non làm giống nuôi trồng thủy sản. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do đánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển phát triển cơ sở hạ tầng vùng ven biển.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Giảm cường độ khai thác, không khai thác vào mùa sinh sản. Hạn chế tác động đến sinh cảnh sống của loài.
Tài liệu tham khảo
Cockcroft A., Butler M. & MacDiarmid A. (2011). Panulirus homarus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T170062A6703197. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T170062A6703197.en. Accessed on 23 April 2023.
Holthuis L.B. (1991). Marine lobsters of the world. An annotated and illustrated catalogue of species of interest to fisheries known to date. FAO species catalogue 13(125). FAO, Rome, 292 pp.
Kulmiye A.J. & Mavuti K.M. (2005). Growth and moulting of captive Panulirus homarus homarus in Kenya, western Indian Ocean. New Zealand Journal of Marine and Freshwater Research, 39: 539-549.
Kulmiye A.J, Mavuti K.M. & Groeneveld J.C. (2006). Size at onset of maturity in spiny lobsters Panulirus homarus homarus from Mambrui, Kenya. African Journal of Marine Science, 28: 51-55.