Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Trước đây, ghi nhận ở nhiều khu vực rừng núi từ Lai Châu vào đến khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008). Hiện nay không ghi nhận lại hổ ngoài tự nhiên kể từ ảnh chụp Hổ ở VQG Pù Mát vào năm 1999 (Nguồn Dự án FSNC).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Nga, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia,Malaysia, Indonesia (Wozencraft 2005).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd+D1
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này trước đây ghi nhận phân bố ở các khu rừng từ miền Bắc đến miền Nam, hiện nay hầu như không có thông tin ghi nhận hổ trong tự nhiên kể từ sau ghi nhận tại VQG Pù Mát vào năm 1999. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mất rừng và nguồn thức ăn suy giảm. Loài này là đối tượng bị săn bắt cạn kiệt làm dược liệu và buôn bán; kích cỡ quẩn thể ước tính bị suy giảm > 90% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2cd). Kích cỡ quần thể ước tính < 50 cá thể (tiêu chuẩn D1).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Không rõ
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Hổ sống và hoạt động ở vùng rừng núi với các kiểu rừng khác nhau, kể cả vùng cây bụi lau lách, cỏ tranh trong rừng, vùng hoạt động rất lớn, di chuyển xa, hoạt động ban đêm (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng khô nhiệt đới (Sinh cảnh 1.5)Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi
Đặc điểm sinh sản
Hổ có thể giao phối quanh năm nhưng tập trung vào một số tháng nhất định tuỳ từng vùng phân bố. Thời gian mang thai khoảng 100 ngày, mỗi lứa đẻ thường 2-3 con nhưng có thể hơn. Hổ con tách mẹ sống độc lập khi 18-28 tháng tuổi. Hổ cái bắt đầu sinh sản sau 3-4 năm tuổi, hổ đực trưởng thành muộn hơn sau 4-6 năm (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).
Thức ăn
Thức ăn gồm nhiều loài thú rừng, đôi khi săn bắt cả gia súc (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt cạn kiệt để làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán.
Mối đe dọa
Loài này bị săn bắt và buôn bán làm thực phẩm, dược liệu. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản, suy giảm nguồn thức ăn.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nhóm IB Nghị định 84/2021/ NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh ở các khu vực phân bố tiềm năng; kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này; thực hiện các giải pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên và nhân nuôi bảo tồn chuyển chỗ..
Tài liệu tham khảo
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên, Đặng Huy Phương (2010). Thú rừng – Mammalia Việt Nam, hình thái và sinh học sinh thái một số loài Tập II. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 264 trang.
Grubb P. (2005). Order Perissodactyla, Order Artiodactyla. Pp. 629-719. In: Wilson D.E. & Reeder D.M. (eds.). Mammal species of the world: a taxonomic and geographic reference, 3rd ed. Johns Hopkins University Press, Baltimore.Goodrich J., Wibisono H., Miquelle D., Lynam A.J., Sanderson E., Chapman S., Gray T.N.E., Chanchani P. & Harihar A. (2022). Panthera tigris. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T15955A214862019. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2022-1.RLTS.T15955A214862019.en. Accessed on 02 February 2023.
Wozencraft W.C. (2005). Order Carnivora. Pp. 532-628. In: Wilson D.E. & Reeder D.M. (eds.), Mammal Species of the World: a Taxonomic and Geographic Reference 3rd. ed. The Johns Hopkins University Press, Baltimore.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm