Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Kon Tum (Đắk Glei, Kon Plông, Tu Mơ Rông), Quảng Nam (Nam Trà My, Phước Sơn)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.600 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
2.200 m
Thế giới
Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Sâm ngọc linh hiện chỉ ghi nhận phân bố ở dãy núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do khai thác lâm sản, cháy rừng, tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch. Loài này bị khai thác cạn kiệt làm thuốc và buôn bán. Kích thước quần thể ước tính bị suy giảm > 80 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng kín thường xanh ẩm trên núi, ở độ cao 1.600-2.200 m. Đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng, ưa khí hậu mát, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18-20 °C. Cây trồng thử nghiệm ở miền Bắc chịu được nhiệt độ tối thấp dưới 5 °C về mùa đông.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa quả: tháng 3-9(10). Sinh trưởng tốt trong mùa xuân - hè. Sau mùa hoa, quả, phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thân rễ (củ) được dùng làm thuốc bổ, củ tươi còn có tác dụng chữa viêm họng, xuất huyết trong và chống mệt mỏi. Lá được dùng làm “Trà thuốc”.
Mối đe dọa
Bị khai thác cạn kiệt làm dược liệu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Nhân giống đại trà và trồng để phát triển kinh tế, mô hình này đã được xây dựng ở các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài để tái trồng phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tiến hành nhân giống, ươm trồng để bảo tồn đối với giống gốc.
Tài liệu tham khảo
Đào Kim Long & Nguyễn Châu Giang (1991). Sơ lược quá trình phát hiện cây Nhân sâm đốt trúc ở vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum), 1973. Trong: Liên Chi hội Dược học – Sở Y tế Quảng Nam – Đà Nẵng. Lịch sử ngành Dược khu 5 và tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, trang 138-146.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 161-162.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, số 6(24): 319-328.
Nong D.V., Le T.N., Nguyen C.D. & Tran T.V. (2016). A new variety of Panax (Araliaceae) from Lam Vien Plateau, Vietnam and its molecular evidence. Phytotaxa, 277(1): 47-58.
Phan Ke Long, Le Thanh Son, Phan Ke Loc, Vu Dinh Duy, Pham Van The (2013). Lai Chau ginseng (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai) morphology, ecology, distribution and conservation status. Proceedings of the 2nd VAST-KAST Workshop on Biodiversity and Bio-active compounds, p. 65-73.