Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Lai Châu (Chà Cang), Lào Cai (Ngòi Toi, Văn Bàn), Yên Bái (Văn Yên, Trấn Yên), Hà Giang (Yên Minh, Vị Xuyên), Tuyên Quang (Thanh Moi, Na Hang), Bắc Kạn (Chợ Đồn), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Thái Nguyên (Đình Cả, Vĩnh Phúc, Võ Nhai), Phú Thọ (Hạ Hòa), Sơn La (Cà Năng, Hủa Trai, Mường Do, Sốp Cộp, Xuân Nha), Thanh Hóa (Bến En, Thọ Xuân), Nghệ An (Pù Mát, Pù Huống), Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Cẩm Mỹ, Hương Sơn), Quảng Bình (Phong Nha - Kẻ Bàng), Quảng Trị (Đăk Rông), Thừa Thiên Huế (A Lưới, Phú Lộc), Đà Nẵng (Sơn Trà), Quảng Nam (Nam Giang, Phước Sơn).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
436
Thế giới
Trung Quốc, Lào.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Đây là loài phân bố rải rác ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung, ghi nhận phân bố vào đến Quảng Nam; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, xây dựng đập thủy điện, ô nhiễm nguồn nước; loài này hiếm gặp trong tự nhiên, là đối tượng bị săn bắt quá mức phục vụ buôn bán, làm thực phẩm và dược liệu; quần thể bị suy giảm ước tính hơn 50% trong vòng hơn 50 năm qua (tương đương 3 thế hệ) (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiếm gặp do sinh cảnh bị suy thoái và bị săn bắt quá mức.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Đầm lầy, các suối lớn, sông; thường bị người dân bắt ở các vũng nước sâu ở các suối lớn, vì đây là những chỗ trũng, nơi đọng thức ăn và nền đáy có bùn thích hợp với điều kiện sống của loài này.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản vào khoảng tháng 6, trứng nở vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, số trứng từ 3-28 trứng/lứa (Ernst & Babour 1989).
Thức ăn
Là loài ăn thịt, trong đó thức ăn chủ yếu là cá. Trong nuôi nhốt có thể ăn thịt lợn, thịt bò, chuột, dế mèn, thân mềm và ếch nhái.
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt quá mức làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán cả ở trong và ngoài nước
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, xây dựng đập thủy điện, ô nhiễm nguồn nước; quần thể bị suy giảm do săn bắt quá mức phục vụ mục đích buôn bán, làm thực phẩm và dược liệu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đã có một số cở sở nuôi sinh sản vì mục đích thương mại.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng trong vùng phân bố của loài. Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Có thể nhân nuôi sinh sản để phục hồi quần thể.
Tài liệu tham khảo
Ernst C.H. & Babour R.W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press. 313 pp.
Fong J., Hoang H., Li P., McCormack T., Rao D.-Q., Timmins R.J. & Wang L. (2021). Palea steindachneri. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T15918A794203. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T15918A794203.en. Accessed on 9 March 2021.
Le D.O., Pham T.V., Benjamin L., Cedric B., Luu V.Q., Lo O.V., Nguyen A.T.T., Luong L.T.K., Pham S.N. & Luca L. (2020). Farming characteristics and the ecology of Palea steindachneri (Trionychidae) in Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 27(2): 97-108.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.