Phân loại
Phân bố
Việt nam
Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát), Lai Châu (Tam Dường) (Nguyen et al. 2013, Tapley et al. 2020, Phạm Thế Cường và cs. dữ liệu chưa công bố).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
2340
Độ cao ghi nhận cao nhất
3110
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện ghi nhận phân bố ở 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 3.200 km2; số địa điểm ghi nhận phân bố là 2; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng để trồng thảo quả và phát triển du lịch (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Đánh giá ban đầu tại Fansipan năm 2022 (2 địa điểm cách nhau 2 Km) cho thấy trong mùa sinh sản quần thể ước tính từ 32-574 cát thể tùy thuộc vào từng khu vực (Nguyễn Thành Luân và cs, thông tin chưa công bố).Độ phong phú: Rất hiếm gặp, loài này chỉ bắt gặp một số ít cá thể trong rừng thường xanh, ở độ cao trên 2.300 m. Xuất hiện nhiều vào tháng 5, thời điểm sinh sản chính của loài khi vực nước các con suối xuống thấp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường gặp ở dưới lớp lá khô, cạnh các con suối nhỏ ở độ cao từ 2.340-3.110 m, ở rừng thường xanh trên núi cao thuộc dãy núi Hoàng Liên, khu vực có nhiệt độ từ -3°C đến 20°C, lượng mưa lớn và thỉnh thoảng có tuyết (Rowley et al. 2013).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa có thông tin.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, chuyển đổi đất rừng sang đất trồng cây thảo quả và phát triển du lịch, rác thải và ô nhiễm nguồn nước ở các suối trong rừng (Tapley et al. 2017).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần vùng phân bố của loài nằm trong VQG Hoàng Liên và KBTTN Bát Xát (Lào Cai) nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2021). Oreolalax sterlingae. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T76491633A87995169. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-3.RLTS.T76491633A87995169.en. Accessed on 11 August 2022.
Nguyen T.Q., Phung T.M., Le M.D., Ziegler T. & Böhme. W. (2013). First record of the genus Oreolalax (Anura: Megophryidae) from Vietnam with descirption of a new species. Copeia, 2013: 213-222.
Tapley B., Nguyen, L.T., Portway C., Nguyen C.T., Luong H.V., Kane D., Harding L. & Rowley J.J.L. (2020). A point endemic no more; a range extension for Oreolalax sterlingae (Nguyen et al., 2013) in Bat Xat District, Lao Cai Province, northern Vietnam. Herpetology Notes, 13: 497-500.
Tapley B., Rowley J., Nguyen C.T. & Luong H.V. (2017). An action plan for amphibians of the Hoang Lien Range 2017-2021. Report, 40 pp.