Nomascus concolor

Vượn đen tuyền

Ổn định


Thông tin về hồ sơ loài

Tên việt nam

Vượn đen tuyền

Phân hạng bảo tồn

CR

Trích dẫn
Nguyễn Đình Duy, Trịnh Đình Hoàng, Nguyễn Vĩnh Thanh, Hà Thăng Long, 2023. Nomascus concolor. Danh lục Đỏ Việt Nam. MM23

Phân bố

Việt nam

Sơn La (Mường La), Yên Bái (Mù Căng Chải), Lào Cai (Văn Bàn).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

500

Độ cao ghi nhận cao nhất

2000

Thế giới

Lào, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Vượn đen tuyền phân bố rải rác ở miền Bắc Việt Nam, hiện ghi nhận ở KBTLSC Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) và KBTTN Mường La (tỉnh Sơn La) với 20 đàn và khoảng 64-79 cá thể trưởng thành (Tran & Nguyen 2019). Kích cỡ quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 80% trong vòng 45 năm qua (khoảng 3 thế hệ) do bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và nuôi làm cảnh, sinh cảnh bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do mất rừng và khai thác lâm sản (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Ở Việt Nam, loài Vượn đen tuyền được xác định có vùng phần bố ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà. Ba địa phương có thông tin về Vượn đen tuyền, đó là huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai), huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) và huyện Mường La (tỉnh Sơn La). Ở Văn Bàn, năm 200-2001 ghi nhận 14 đàn với ít nhất 50 cá thể (Rawson et al., 2011). Đến năm 2006, quần thể này ghỉ còn ghi nhận 02 - 05 đàn với tổng số 5-12 cá thể (Le Trong Dat and Le Huu Oanh, 2006). Cuộc điều tra gần đây nhất năm 2009 ghi nhận 02 đàn với ít nhất 06 cá thể (Lê Trọng Đạt, 2009). Từ 2010 đến nay quần thể chưa được điều tra lại nên thiếu thông tin cập nhật về quần thể. Kết quả các cuộc điều tra gần đây cho thấy quần thể lớn nhất hiện đang cư trú tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh (KBTLSC) Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường La tỉnh Sơn La. Mặc dù vậy, quần thể này cũng đang bị suy giảm một cách nghiệm trọng, số liệu ghi nhận từ 39 đàn vào năm 2000/2001 giảm xuống còn 25-26 đàn trong nằm 2006 và năm 2007 (Le Trong Dat and Le Huu Oanh, 2006 and 2007). Đến năm 2010, quần thể này tiếp tục giảm xuồng còn 20 đàn (Le Trong Dat and Le Minh Phong, 2010). Trong cuộc điều tra gần đây nhất năm 2014 xác nhận chỉ còn có 19 đàn với 74-84 cá thể còn lại ở cả hai khu bảo tồn (Nguyễn Vân Trường, 2014). Kết quả của cuộc điều tra năm 2019 cho thấy, toàn bộ khu vực KBTLSC Mù Cang Chải và KBTTN Mường La hiện có ít nhất 20 đàn Vượn đen tuyền với 64-79 cá thể (Tran Van Dung and Nguyen Dinh Duy, 2019). Quần thể này đang bị chia cắt thành hai khu vực, khu vực thứ nhất tại phía Bắc của KBTLSC Mù Cang Chải, và khu vực còn lại nằm ở giữa ranh giới KBTLSC Mù Cang Chải và KBTTN Mường La. Tình trạng quần thể hiện tại cho thấy, Vượn đen tuyền là loài linh trưởng hiếm thứ hai Việt Nam, chỉ sau loài Voọc cát bà (Trachypithecus poliocephalus) dưới các áp lực nạn săn bắt và mất sinh cảnh sống.

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Vượn đen tuyền thường được ghi nhận trong các khu rừng thường xanh ở độ cao tới trên 2.000 m. Loài này dành phần lớn thời gian sống trên cây và rất ít khi xuống đất, sống thành các đàn từ 4-8 cá thể, gồm 1 đực, 1 hoặc 2 con cái và các con non (Guan et al. 2013, Huang et al., 2013, Tran & Nguyen 2019). Phạm vi vùng sống hàng tháng của chúng khoảng 37 ha (Fan & Jiang 2008). Chiều dài di chuyển hàng ngày trung bình khoảng 1.300 m (Bartlett 2011).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi

Đặc điểm sinh sản

Vượn đen tuyền sinh sản trung bình 3,5 năm một lần, thời gian mang thai từ 6-7 tháng, mỗi lần sinh một cá thể (Huang et al. 2013), trưởng thành sau khoảng 5 năm trong nuôi nhốt và có thể là 7-8 năm trong tự nhiên (Geissmann 1991). Tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm, thời gian 1 thế hệ khoảng 15 năm (Weigl 2005).

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu là 46,5% lá và 44,1% quả (Fan et al. 2009). Vượn đen tuyền tiêu thụ ít trái cây hơn nhưng chúng vẫn ưu tiên sử dụng trái cây khi có sẵn.

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm, dược liệuvà buôn bán làm sinh vật cảnh hoặc thí nghiệm (Fan et al. 2020).

Mối đe dọa

Vượn đen tuyền bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và sinh vật cảnh. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Quản lý khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài. Hợp tác nghiên cứu và bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Bartlett T.Q. (2011). The Hylobatidae: small apes of Asia. In: Campbell C.J., Fuentes A., MacKinnon K.C., Bearder S.K. & Stumpf R.M (eds). Primates pp. 300-312. In: Perspective 2nd ed. Oxford University Press, New York.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Fan P.F. & Jiang X.L. (2008). Effects of food and topography on ranging behavior of black crested gibbon (Nomascus concolor jingdongensis) in Wuliang Mountain, Yunnan, China. American Journal of Primatology, 70(9): 871-878.
Fan P.F., Nguyen M.H., Phiaphalath P., Roos C., Coudrat C.N.Z. & Rawson B.M. (2020). Nomascus concolor. The IUCN Red List of Threatened Species: e. T39775A17968556. Accessed on 19 July 2022.
Fan P.F., Ni Q.Y., Sun G.Z., Huang B. & Jiang X.L. (2009). Gibbons under seasonal stress: the diet of the black crested gibbon (Nomascus concolor) on Mt. Wuliang, Central Yunnan, China. Primates, 50(1): 37-44.
Geissmann T. (1991). Reassessment of age of sexual maturity in gibbon (Hylobates spp.). American Journal of Primatology, 23:11-22.
Guan Z.H., Huang B., Ning W.H., Ni Q.Y., Sun G.Z. & Jiang X.L. (2013). Significance of grooming behavior in two polygynous groups of western black crested gibbons: implications for underst&ing social relationships among immigrant and resident group members. American Journal of Primatology, 75(12): 1165-1173.
Huang B., Guan Z.H., Ni Q.Y., Orkin J.D., Fan P.F. & Jiang X.L. (2013). Observation of intra-group & extra-group copulation and reproductive characters in free ranging groups of western black crested gibbon (Nomascus concolor jingdongensis). Integrative Zoology, 8(4): 427-440.
Rawson B.M., Insua-Cao P., Nguyen M.H., Van N.T., Hoang M.D., Mahood S., Geissmann T. & Roos C. (2011). The Conservation Status of Gibbons in Vietnam. Fauna and Flora International / Conservation International, Hanoi, Vietnam, 155 pp.
Tran V.D. & Nguyen D.D. (2019). Population status of Western black crested gibbon (Nomascus concolor) in Mu Cang Chai species and habitat conservation area and Muong La nature reserve. A report of FFI – Vietnam Programme.

Dữ liệu bên ngoài