Nomascus annamensis

Vượn má vàng trung bộ

Suy giảm


Thông tin về hồ sơ loài

Trích dẫn
Nguyễn Đình Duy, Trịnh Đình Hoàng, Nguyễn Vĩnh Thanh, Hà Thăng Long, 2023. Nomascus annamensis. Danh lục Đỏ Việt Nam. MM22

Phân bố

Việt nam

Quảng Trị (Đắc Rông), Thừa Thiên Huế (Phong Điền, Bạch Mã, KBT Sao La), Quảng Nam (Sông Thanh, KBT Sao La, Đông Giang, Tây Giang), Kon Tum (Ngọc Linh, Chư Mom Ray, Kon Plông, Tu Mơ Rông), Quảng Ngãi (Ba Tơ), Gia Lai (Kon Ka Kinh, Kon Chư Rang, Trạm Lập, Đăk Krông, A Yun Pa), Bình Định (An Toàn) (Van et al. 2010, 2020).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

100

Độ cao ghi nhận cao nhất

1200

Thế giới

Lào, Campuchia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd+4cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Vượn má vàng trung bộ phân bố ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị vào đến Bình Định, là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và sinh vật cảnh. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng và khai thác lâm sản. Quần thể của loài ước tính đã giảm > 50% trong 45 năm và dự đoán sẽ tiếp tục suy giảm ở mức độ tương tự trong 15 năm tiếp theo (tiêu chuẩn A2cd+4cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Ở Việt Nam, Vượn má vàng trung bộ phân bố từ sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc (khoảng 16°40'-16°50 'N) đến sông Ba, đoạn chảy qua các tỉnh Gia Lai và Phú Yên, ở phía Nam (khoảng 13°00'-13°10'N) (Rawson et al., 2011; Van Ngoc Thinh et al., 2020). Các quần thể chính được ghi nhận ở KBTTN Đakrông, KBTTN Phong Điền và khu vực rừng Kon Plông. Số đàn Vượn má vàng trung bộ được ghi nhận từ các khu bảo tồn ở Việt Nam bao gồm: KBTTN Đakrông 56 đàn và KBTTN Phong Điền 26 đàn (Nguyen Quang Hoa Anh et al., 2010); ở A Lưới 20 đàn, ở Nam Đông 13 đàn, ở Phú Lộc 9 đàn, ở Hương Thủy 2 đàn và ở KBT Sao La Huế 8 đàn (Nguyen Quang Hoa Anh et al., 2010); VQG Bạch Mã 13 đàn (Nguyen Van Thien et al., 2017); KBTTN Sông Thanh 18 đàn và KBTTN Ngọc Linh 13 đàn (Minh Hoang et al., 2005); KBT Sao La Quảng Nam 13 đàn (Nguyễn Văn Thiện và nnk., 2013); VQG Chư Mom Ray 14 đàn (Vu Ngoc Thanh et al., 2007); KBTTN Kon Chư Răng 13 đàn (Vu Tien Thinh and Dong Thanh Hai, 2015); VQG Kon Ka Kinh 13 đàn (FZS, 2022). Các cuộc điều tra gần đây ở huyện Ba Tơ 29 đàn và KBTTN An Toàn 17 đàn (Hoang Minh Duc et al., 2016); tại hành lang kết nối giữa VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng 4 đàn (Nguyễn Ái Tâm và nnk., 2017); KBTTN Bà Nà – Núi Chúa (Đà Nẵng) 14 – 16 đàn (Bui Van Tuan et al., 2019); Khu vực rừng Kon Plong ghi nhận 140 đàn (Wearn et al., 2021).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường được ghi nhận trong các khu rừng thường xanh nhiệt đới (Van et al. 2020), ở độ cao tới trên 1.200m. Loài này dành phần lớn thời gian sống trên cây và rất ít khi xuống đất, sống thành đàn theo gia đình với 1 đực và 1 cái cùng với các con non, phạm vi vùng sống khoảng 20-50 ha (Frechette et al. 2017).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi

Đặc điểm sinh sản

Vượn má vàng trung bộ sinh sản 2-3 năm một lần, thời gian mang thai từ 7-8 tháng, mỗi lần sinh một cá thể (Geissmann 1991, Rawson et al. 2011). Các loài vượn trưởng thành sau 5 năm trong nuôi nhốt và khoảng 7-8 năm trong tự nhiên (Geissmann 1991). Tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm và có thể sống tới 50 năm trong môi trường nuôi nhốt, thời gian 1 thế hệ khoảng 15 năm (Weigl 2005).

Thức ăn

Trái cây, lá non, hoa và các loại khác (Frechette et al. 2017). Ăn nhiều trái cây vào mùa mưa (tháng 4-10), ăn nhiều lá và trái cây vào mùa khô (Frechette et al. 2017).

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm, dược liệu, buôn bán làm sinh vật cảnh (Van et al. 2020).

Mối đe dọa

Vượn má vàng trung bộ bị săn bắt làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán làm cảnh. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng và khai thác lâm sản.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh trong khu vực phân bố. Quản lý khu vực phân bố. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.

Tài liệu tham khảo

Rawson B. M., Insua-Cao P. P., Nguyen M.H. Van N.T., Hoang M.D. & Mahood S. (2011). The conservation status of gibbons in Vietnam. Fauna and Flora International / Conservation International, Hanoi, Vietnam, 155 pp.
Van N.T., Mootnick A.R., Vu N.T., Nadler T. & Roos C. (2010). A new species of crested gibbon, from the central Annamite mountain range. Vietnamese Journal of Primatology, 4: 1-12.
Van N.T., Roos C., Rawson B.M., Nguyen M.H., Duckworth J.W., Hoang M.D., Nijman V. & Nguyen V.T. (2020). Nomascus annamensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T120659170A120659179. Accessed on 19 July 2022.
Wearn O.R., Trinh D.H., Nguyen Q.T., Dao C.A., Nguyen V.P., Nguyen M.P., Le V.M., Tran N.T., Hoang Q.H. & Nguyen A. (2021). Myth to reality in the forests of Kon Plong: The exceptional biodiversity value of Kon Plong District, Kon Tum Province. Fauna and Flora International – Vietnam Programme, Hanoi.
Weigl R. (2005). Longevity of Mammals in Captivity: From the Living Collections of the World, Kleine SenckenbergReihe 48. Stuttgart, E. Schweizerbart’sche Verlagsbuchhandlung, 214 pp.

Dữ liệu bên ngoài