Phân loại
Phân bố
Việt nam
Nghệ An (Pù Mát), Hà Tĩnh (Vũ Quang, Hương Sơn), Quảng Bình (Lệ Thuỷ, Phong Nha-Kẻ Bàng), Quảng Trị (Bắc Hướng Hoá, Đắk Rông), Thừa Thiên Huế (Sao La Huế), Quảng Nam (Ngọc Linh, Sông Thanh) Lâm Đồng (Bidoup-Núi Bà) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Nguyen et al. 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
100
Độ cao ghi nhận cao nhất
2000
Thế giới
Lào (Schai-Braun & Hackländer 2016).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài ghi nhận phân bố ở các tỉnh từ Nghệ An đến Lâm Đồng. Quần thể suy giảm do bị săn bắt quá mức làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán; sinh cảnh sống bị chia cắt, suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản. Kích thước quần thể ước tính đã suy giảm > 50% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Các quần thể nằm rải rác, bị chia cắt. Chịu áp lực mạnh mẽ từ việc săn bắt và mất sinh cảnh sống. Kích cỡ mỗi tiểu quần thể ghi nhận ước tính < 250 cá thể và đang suy giảm.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng ẩm thường xanh, khu vực cây bụi ẩm ướt.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới trên núi; Đồng cỏ ẩm; Trảng cây bụi nhiệt đới ẩm; Trảng cây bụi nhiệt đới ở đai cao; Trảng cỏ nhiệt đới đai cao
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái. Loài này là đối tượng bị săn băt làm thực phẩm và buôn bán (Lê Thanh Hướng 2020).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố tự nhiên, quản lý chặt chẽ các hoạt động săn bắt, buôn bán trái phép, có biện pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng. Nghiên cứu đánh giá kích cỡ quần thể.
Tài liệu tham khảo
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Lê Thanh Hướng, 2020. Nghiên cứu thực trạng săn bắt động vật hoang dã nhằm đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn động vật hoang dã tại Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên-Huế. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Nông Lâm Huế, Thừa Thiên-Huế, 76 trang.
Nguyen A., Tilker A., Le D., Le H.A., Le S.V., Luu T.H., Chan B.V. & Wilting A. (2021). New records & southern range extension of the Annamite striped rabbit Nesolagus timminsi in Vietnam. Mammalia, 85(5): 417-421.
Schai-Braun S.C. & Hackländer K. (2016): Leporidae (Hares & Rabbits). Pp. 61-150. In: Wilson D.E., Mittermeier R.A. & Lacher T.E. (eds) (2016). Handbook of the Mammals of the World, Volume 6: Lagomorphs & Rodents I. Lynx Edicions, Barcelona.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm