Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Phân bố hầu khắp các vùng biển Việt Nam: vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-220
Độ cao ghi nhận cao nhất
-1
Thế giới
Vùng biển Tây Thái Bình Dương
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2bd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này sinh sống ở tầng đáy, bị khai thác bởi nghề lưới rê đáy, đôi khi bị đánh bắt bởi nghề lưới kéo, câu tay và câu vàng đáy. Trên thế giới, sản lượng đánh bắt của loài này đã suy giảm > 30% trong 10 năm qua (Carpenter et al. 2010). Ở Việt Nam, hoạt động khai thác diễn ra ở hầu hết các vùng biển trong thời gian dài. Quẩn thể của loài Cá lượng vây đuôi dài ước tính đã suy giảm > 30% trong vòng 10 năm qua (tiêu chuẩn A2bd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Cá lượng vây đuôi dài được đánh bắt nhiều bằng nghề lưới rê đáy, câu tay chum, câu vàng đáy và lưới kéo. Theo IUCN (2021) cá lượng vây đuôi dài là một trong những loài cá thương mại quan trọng nhất ở Biển Hoa Đông và bắc Biển Đông. Tổng sản lượng khai thác loài này được FAO báo cáo cho năm 1999 là 250.591 tấn. Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn nhất là Trung Quốc (246.601 tấn) và Đài Loan (3.990 tấn). Ở Việt Nam, loài cá này chưa được thống kê một cách cụ thể về sản lượng, tuy nhiên sản lượng khai thác lên bến hàng năm được ước tính tương đối lớn, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, nghề đánh bắt chính bởi nghề lưới rê đáy
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Là một loài cá sống ở đáy cát hoặc bùn. Cá non thường xuất hiện ở vùng nước có độ sâu 18-33 m, cá trưởng thành ghi nhận ở độ sâu đến 220 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
cá lượng vây đuôi dài là loài cá sống ở tầng đáy điển hình
Đặc điểm sinh sản
Cá đực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái. Ở khu vực phía tây nam của biển Nhật Bản, cá cái trưởng thành với kích thước lớn hơn ở Biển Đông. Mùa sinh sản vào các tháng 4-6, một số cá thể có thời gian sinh sản đến các tháng 7-8.
Thức ăn
Cá đực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái. Ở khu vực phía tây nam của biển Nhật Bản, cá cái trưởng thành với kích thước lớn hơn ở Biển Đông. Mùa sinh sản vào các tháng 4-6, một số cá thể có thời gian sinh sản đến các tháng 7-8.
Sử dụng và buôn bán
Loài này có giá trị kinh tế và phổ biến nhất ở vùng biển Việt Nam và Trung Quốc. Cá được khai thác làm thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
Mối đe dọa
Loài này có giá trị kinh tế và phổ biến nhất ở vùng biển Việt Nam và Trung Quốc. Cá được khai thác làm thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Cần nghiên cứu về sản lượng, trữ lượng, đặc diểm sinh học và sinh thái để xây dựng kế hoạch bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Carpenter K., Matsuura K., Collette B., Nelson J., Dooley J., Fritzsche R. & Russell B. (2010). Nemipterus virgatus (errata version published in 2017). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T154900A115250542. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T154900A4662853.en. Accessed on 17 November 2022.
Eggleston D. (1973). Patterns of biology in the Nemipteridae. Journal of the Marine Biological Association of India, 14(1): 357-364.
Russell B.C. (1990). FAO Species Catalogue. Vol. 12. Nemipterid fishes of the world. (Threadfin breams, whiptail breams, monocle breams, dwarf monocle breams, and coral breams). Family Nemipteridae. An annotated and illustrated catalogue of nemipterid species known to date. FAO Fisheries Synopsis, 125(12): 149 pp.