Nebrius ferrugineus

Cá nhám râu miệng hẹp

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Biển Đông, vùng biển Tây Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-70

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Đỏ và biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bcd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này bị đánh bắt để lấy vây, nuôi làm cảnh, thường được khai thác bằng các loại nghề câu tay, giã cào đáy, câu vàng, lưới rê. Sinh cảnh sống của loài là các rạn san hô bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường biển. Sự gia tăng áp lực khai thác thủy sản đã làm giảm đi đáng kể sản lượng của loài này trong tự nhiên. Quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 90 năm qua (tiêu chuẩn A2bcd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Ở Việt Nam, hiện trạng quần thể của cá nhám râu miệng hẹp không có số liệu. Tuy nhiên dựa vào quan sát sự bắt gặp cá mập trong vùng rạn tại Việt Nam rất thấp có thể cho rằng có sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi cá mập trong các rạn khảo sát (MacNeil et al., 2020), trong đó có loài cá nhám râu miệng hẹp Ở mức độ toàn cầu quần thể, loài này được cho là duy trì hiện trạng như trước đây (năm 2003) và mức suy giảm quần thể sau 3 thế hệ là từ 30–49% (trong vòng 90 năm) (Simpfendorfer et al., 2021). Năm 2016, loài này được Bảo tàng Hải dương học đã đưa vào nuôi một cá thể. Số lượng cá thể của loài này được đánh giá là hiếm ở ngoài tự nhiên.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường gặp ở các rạn đá, rạn san hô, đôi khi bắt gặp ở vùng đầm phá có cỏ biển, độ sâu 0-70 m (Compagno 2001).

Dạng sinh cảnh phân bố

Loài này chủ yếu hoạt động về đêm và thường có phạm vi sống hạn chế, ít di chuyển (Ebert và cộng sự 2013)

Đặc điểm sinh sản

Noãn thai sinh, đẻ con, một lứa khoảng 8 con. Kích thước con non lúc mới sinh khoảng 40 cm.

Thức ăn

Ăn động vật không xương sống đáy, cá nhỏ, bao gồm cả động vật chân đầu, giáp xác, cầu gai và san hô.

Sử dụng và buôn bán

Ở Việt Nam, loài này chủ yếu được nuôi làm cảnh trong các thủy cung.

Mối đe dọa

Loài này bị đánh bắt bằng nhiều loại nghề khai thác đáy ven bờ. Biến đổi khí hậu, thu hẹp và suy thoái sinh cảnh sống cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quần thể của loài này trong tự nhiên.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Đưa loài này vào danh sách các loài cần được bảo vệ. Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt và thả chúng lại biển khi còn sống. Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, nhằm gia tăng nguồn thức ăn.

Tài liệu tham khảo

Compagno L.J.V. (2001). Sharks of the world. An annotated and illustrated catalogue of shark species known to date. Vol. 2. Bullhead, mackeral and carpet sharks (Heterodontiformes, Lamniformes and Orectolobiformes). FAO species catalogue for fisheries purposes. FAO, Rome, 269 pp.
Ebert D.A., Fowler S. and Compagno L. (2013). Sharks of the World. Wild Nature Press, Plymouth.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Simpfendorfer C., Derrick D., Bin Ali A., Fahmi, Vo V.Q., Tanay D., Seyha L., Haque A. B., Fernando D., Bineesh K.K., Utzurrum J.A.T., Yuneni R.R. & Maung A. (2021). Nebrius ferrugineus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T41835A173437098. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T41835A173437098.en. Accessed on 27 January 2022.

Dữ liệu bên ngoài