Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-80
Độ cao ghi nhận cao nhất
-10
Thế giới
Vùng biển Tây Bắc và Trung Tây Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2d.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ Việt Nam từ vịnh Bắc Bộ vào đến Đông Nam Bộ. Loài này sống đáy điển hình nên rất dễ bị đánh bắt và bị vướng lưới bởi các nghề khai thác hải sản tầng đáy (lưới kéo, rập bẫy, lưới rê đáy). Quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 15 năm qua (tiêu chuẩn A2d).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Không có thông tin dữ liệu đánh bắt cụ thể cho loài này từ bất kỳ phần nào trong phạm vi phân bố của chúng. Các vụ đánh bắt cá mập, cá đuối và cá đuối quạt từ năm 1950 đến năm 2014 đã được tái thiết cho Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Myanmar, Bangladesh, và Sri Lanka (trong vùng đặc quyền kinh tế), dựa trên dữ liệu lên cảng. Mặc dù số liệu về các cảng cá không phải là thước đo trực tiếp về mức độ phong phú, nhưng chúng có thể được sử dụng để suy ra mức giảm dân số ở những nơi mà số lượng lên cảng đã giảm trong khi nỗ lực đánh bắt vẫn ổn định hoặc tăng lên. Tại Việt Nam, theo ước tính của các nhà khoa học thủy sản thì sản lượng khai thác thủy sản lên cảng nói chung liên tục suy giảm từ năm 2014 đến nay. Vì cường lực đánh bắt đã tăng lên đáng kể kể từ những năm 2000 trở lại đây.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở vùng biển nông ven bờ, ở độ sâu 10-80 m, thường sống trên đáy cát, đáy bùn cát (Carvalho et al. 1999).
Dạng sinh cảnh phân bố
sống ở tầng đáy và gần đáy
Đặc điểm sinh sản
Cá đuối điện nhiều chấm có kích thước tối đa 40 cm, chiều dài toàn thân thường < 35 cm (con đực trưởng thành < 28 cm). Hình thức sinh sản là đẻ con, kích thước cá sơ sinh 13 cm.
Thức ăn
Ăn động vật không xương sống ở đáy.
Sử dụng và buôn bán
Ít có giá trị về mặt kinh tế, sử dụng làm thức ăn thủy sản (bột cá).
Mối đe dọa
Loài này được coi là sản phẩm đánh bắt phụ trong nghề cá bởi nhiều loại ngư cụ như lưới kéo, lưới rê đáy và câu vàng đáy. Khả năng sống sót sau khi bị bắt và thả lại rất thấp.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Nghiên cứu hiện trạng và xu hướng của quần thể cũng như đặc điểm sinh học, sinh thái của loài, đồng thời giám sát tỷ lệ đánh bắt làm cơ sở xây dựng kế hoạch bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Compagno L.J.V. & Last P.R. (1999). Pristidae (sawfishes), Rhinidae (wedgefishes), Platyrhinidae (thornback rays). FAO Identification Guide for Fishery Purposes. The Living Marine Resources of the Western Central Pacific. FAO, Rome, 1410-1432.
De Carvalho M.R., Compagno L.J.V. & Lat P.R. (1999). Torpediniformes: Narcinidae, Numbfishes. FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the Western Central Pacific. Batoid fishes, chimaeras and bony fishes part 1 (Elopidae to Linophrynidae), Vol. 3.
Nguyễn Viết Nghĩa (2015). Báo cáo tổng kết dự án I.9: Điều tra đánh giá tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở Việt Nam (giai đoạn 2011-2015). Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, 290 trang.
Peter L., Naylor G., Bernard S., William W., de Carvalho M. & Stehmann M. (2016). Rays of the World. CSIRO publishing.
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.