Myotis pilosus

Dơi tai chân dài

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lạng Sơn (Hữu Liên), Hải Dương (Chí Linh), Bắc Kạn (Ba Bể), Hải Phòng (Cát Bà), Nghệ An (Pù Mát), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng) (Hendrichsen et al. 2001, Kruskop 2013, Haslauer 2019, Vu et al. 2021).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

10

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Ấn Độ, Lào, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), có thể có ở Myanmar và Thái Lan (Haslauer 2019).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố khá rộng từ Lạng Sơn đến Quảng Bình. Sinh cảnh sống hiện bị thu hẹp và suy thoái do chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, thu lượm phân dơi, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du dịch; kích thước quần thể ước tính bị suy giảm > 50% trong vòng 10 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Chưa có nhiều thông tin về kích thước, số lượng và xu hướng của quần thể. Quần thể được cho là suy giảm nhanh liên quan đến mất sinh cảnh sống và mặt nước để kiếm ăn.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống phụ thuộc vào các thủy vực (hồ, hồ chứa và sông lớn) trong rừng thứ sinh đất thấp, các khu vực núi đá vôi, và các sinh cảnh mở hoặc thảm thực vật ít bị tác động, ở độ cao từ 1400-3.000 m.Vào mùa đông, dơi thường trú hoặc ngủ đông trong các hang động, gần khu vực canh tác nông nghiệp, hoặc dưới tán rừng quanh là hồ nước lớn (Haslauer 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp

Đặc điểm sinh sản

Thời gian giao phối diễn ra vào tháng 10 đến tháng 4 năm sau, con non được sinh ra vào tháng 6 đến tháng 7 (Haslauer 2019).

Thức ăn

Côn trùng, ghi nhận thức ăn là cá trên các mẫu vật dơi ở Lào và Trung Quốc (Haslauer 2019).

Sử dụng và buôn bán

Chưa có thông tin.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Hendrichsen D., Bates P.J.J., Hayes B.D. & Walston J.L. (2001). Recently records of bats (Mammalia: Chiroptera) from Vietnam with six species new to the country. Myotis, 39: 35-122.
Haslauer R. (2019). Myotis pilosus. P. 974. In: Wilson D.E. & Mittermeier R.A. (eds). Handbook of the Mammals of the World, Vol. 9, Bats. Lynx Edicions, Barcelona.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.
Vu T.D., Denzinger A., Nguyen S.V., Nguyen H.T.T., Hoang T.T., Dao L.N., Pham N.V., Nguyen V.V., Pham T.D., Tuanmu M.-N., Huang J.C.-C., Thongphachanh L., Nguyen L.T. & Schnitzler H.-U. (2021). Bat diversity in Cat Ba biosphere reserve, Northeastern Vietnam: a review with new records from mangrove ecosystem. Diversity, 13(8), 376: 1-14.

Dữ liệu bên ngoài